Vượt lên sĩ diện...
Đến giờ tôi vẫn còn ám ảnh bởi thông tin một học sinh đăng ký tới 99 nguyện vọng trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2021. Học sinh ấy khiến tôi nhớ đến một người bắt lươn hồi còn ở quê.
Ông bắt lươn chẳng giỏi nghề, mà bởi ông thấy một số người trong làng bắt được lươn, có tiền, nên ông muốn làm theo. Mỗi người bắt lươn thường có khoảng mươi lăm ống nứa làm dụng cụ dụ lươn chui vào. Đầu tối thợ bắt lươn đặt ống ở những bờ ruộng, sáng ra thu về. Người bắt lươn giỏi thường biết quan sát, đánh giá vị trí nào nên đặt ống, và họ cũng có ngón nghề riêng để dụ lươn.
Thay cho việc học nghề, người đàn ông kia cùng lúc làm tới mấy chục ống lươn. Hỏi sao làm nhiều thế, ông trả lời nhiều ống ắt sẽ bắt được nhiều lươn. Nhưng rồi ông chẳng bắt được lươn, còn bị người làng cười chê thói học đòi.
Trở lại câu chuyện đăng ký nguyện vọng vào đại học. Việc cùng lúc đăng ký thật nhiều nguyện vọng có giúp học sinh vào được đại học hay không?
Tôi biết nhiều học sinh từng được xem là kiêu ngạo khi chỉ đăng ký một vài nguyện vọng ở ngành học mình yêu thích, và các em đều mãn nguyện. Cách đây 2 năm, một người quen lo lắng khi con mình chỉ đăng ký nguyện vọng duy nhất, nhưng cuối cùng anh cũng thở phào vì sự tự tin của con anh có cơ sở, cháu đậu vào ngành tự động hóa, Đại học Bách khoa Hà Nội. Sự tự tin của cháu không phải là khác người, mà xuất phát từ thực lực, niềm tin và sự yêu nghề. Niềm tin ấy không bỗng dưng, mà phải là khổ luyện nhiều năm. Còn không thực học, đăng ký thật nhiều nguyện vọng giống như người bắt lươn học đòi kia, liệu có giúp một học sinh trở thành sinh viên hay không? Vậy nhưng chuyện đăng ký thật nhiều nguyện vọng với hy vọng... lọt sàng thì đã có nia vẫn được nhiều học sinh lựa chọn trong những mùa tuyển sinh gần đây, thay cho việc cố gắng học để tự tin chọn lựa ngành học ở ngôi trường mà mình yêu thích.
Lời khuyên của nhiều chuyên gia là nếu không tự tin với trình độ của mình thì nên sớm chọn con đường học nghề, chứ không nên “đánh đu” với số phận bằng việc cố gắng thử vận may khoa cử. Chỉ vài ngày nữa học sinh lứa 2K6 sẽ biết điểm thi tốt nghiệp THPT và đăng ký các nguyện vọng tuyển sinh. Những cái đầu non nớt chưa cho phép các em đưa ra quyết định sáng suốt, phần lớn còn bị tác động của hiệu ứng đám đông, sự sĩ diện. Phụ huynh hãy tham gia định hướng cho con trên cơ sở năng lực và điểm số, thay cho cố gắng cổ vũ cho niềm tin hão huyền rồi đến lúc vỡ vụn.
Biết rằng, bây giờ vào đại học không còn quá khó, nhưng thử hỏi sau khi tốt nghiệp những trường tốp dưới mà xã hội đã quá dư thừa nhân lực, những cô cậu cử nhân kia sẽ làm gì sau khi đã lãng phí 4 năm và tiêu tốn nhiều tiền bạc. Đất nước luôn cần người làm công việc văn phòng và thợ kỹ thuật, quan trọng là chúng ta xác định và nhập cuộc như thế nào mà thôi.
Quyết định của con cần sự định hướng của cha, mẹ, nhưng nhìn chung tâm lý phụ huynh vẫn là sự sĩ diện, kiểu gì cũng phải cho con đi học đại học, chứ ít người muốn con mình phải mang tiếng là đi học nghề. Đó là rào cản xã hội, cũng là bức tường do chính mình đặt ra, đòi hỏi phụ huynh phải vượt lên chính mình mới có thể bước qua.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:12:00
Nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông ở TP Thanh Hóa
-
2024-11-21 14:18:00
Như Thanh nỗ lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số
-
2024-07-06 15:24:00
Sung Văn Cấu - người có uy tín trong cộng đồng người Mông bản Xía Nọi
Công dân “nhí” háo hức đi làm thẻ căn cước
Tuổi trẻ Quảng Xương ra quân hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng chữ ký số cá nhân và sử dụng dịch vụ công
Hội thi Tài năng văn nghệ Ngân hàng chính sách xã hội năm 2024 khu vực III
Từ 1/8, chủ xe có thể bấm biển số trên VNeID khi đăng ký xe lần đầu
Ghi nhận những ngày đầu triển khai thực hiện cấp thẻ căn cước trên địa bàn tỉnh
Tặng quà tri ân các thân nhân gia đình liệt sĩ ở Cẩm Thủy
Trưởng ban công tác Mặt trận tâm huyết, tận tụy
Câu lạc bộ sản xuất, kinh doanh giỏi Hội Cựu TNXP tỉnh giao lưu, học hỏi mô hình sản xuất tại tỉnh Quảng Ninh
Trao quà cho các cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP Thanh Hóa