Về khu di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng Bàn Bù nghe kể nghi lễ rước nước

(Baothanhhoa.vn) - Di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh Bàn Bù thuộc khu phố Cao Vân, thị trấn Ngọc Lặc (Ngọc Lặc) bao gồm: khu vực núi, hang động, suối, các di tích chùa Nán, đền thờ Mẫu Thoải và đền thờ Lê Lai, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, các tướng sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh Bàn Bù thuộc khu phố Cao Vân, thị trấn Ngọc Lặc (Ngọc Lặc) bao gồm: khu vực núi, hang động, suối, các di tích chùa Nán, đền thờ Mẫu Thoải và đền thờ Lê Lai, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, các tướng sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Về khu di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng Bàn Bù nghe kể nghi lễ rước nướcNghi thức rước nước trong lễ hội văn hóa du lịch Bàn Bù (Ngọc Lặc).

Đến đây, du khách được khám phá hang Bàn Bù, một trong những hang động kỳ vĩ, nguyên sơ ở vùng rừng núi phía Tây Thanh Hóa, với chiều dài của hang trên 6 km, có nhiều cảnh đẹp, huyền ảo, suối nước trong xanh soi bóng những nhũ đá có hình thù kỳ thú. Hang và suối Bàn Bù còn biết tới là nơi tập hợp và là phòng tuyến giúp nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần đánh thắng quân xâm lược nhà Minh. Cùng với quần thể núi, hang động, suối, trong khu di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng Bàn Bù còn có ngôi chùa Nán tọa lạc, thờ Thích Ca Mâu Ni. Ngôi chùa này được xây dựng từ xa xưa, nhưng bị quân xâm lược nhà Minh tàn phá tan hoang. Sau khi chiến thắng quân Minh, Nhân dân trong làng đã xây dựng lại.

Hàng năm, vào 19 đến 20-1 âm lịch huyện Ngọc Lặc tổ lễ hội văn hóa du lịch Bàn Bù. Đây là hoạt động văn hóa tiêu biểu nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, giáo dục thế hệ trẻ ghi nhớ công lao to lớn, của Lê Thái tổ, các Vua Lê, tướng sĩ, Nhân dân có công trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Về với lễ hội văn hóa du lịch Bàn Bù du khách được “đắm mình” trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ mang đậm nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là nghi lễ rước nước. Theo Đại Việt thông sử, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, hang Bàn Bù, làng Ngán (nay là khu phố Cao Vân, thị trấn Ngọc Lặc) là địa điểm trú ẩn và tập hợp nghĩa binh; suối Bàn Bù là phòng tuyến bên ngoài giúp Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần đánh thắng quân Minh. Sau khi thắng quân Minh, Lê Thái tổ đã ban sắc phong cho Nhân dân làng Ngán.

Chuẩn bị cho lễ hội văn hóa du lịch Bàn Bù, ban tổ chức sẽ chọn 18 nam thanh, nữ tú gồm 9 nam, 9 nữ có nhiệm vụ vác ống nước, cùng ông Ậu (thầy cúng) đi vào suối Bàn Bù lấy nước. Chiều 18-1 âm lịch mọi người trong đội lễ và Nhân dân tập hợp cùng nhau mang lễ vật, kiệu rước vào hang Bàn Bù. Đúng vào giờ đẹp, các mâm lễ cúng gồm thủ lợn, thịt lợn, gà, xôi, bánh chưng, cau trầu, rượu chè, các loại hoa quả do Nhân dân tự trồng được đặt trên các bàn thờ trong các đền khu vực hang Bàn Bù, ông Ậu tiến hành làm lễ khấn. Khấn xong, ông Ậu cùng đội rước nước và Nhân dân tiến vào cửa hang lấy nước. Khi đến cửa hang chỉ có ông Ậu, cùng 9 đôi nam nữ được vào hang lấy nước. Sau khi lấy đủ 18 ống, ông Ậu và 9 đôi nam nữ ra khỏi hang. Các ống nước này, sẽ để lại tại cửa hang. Sáng ngày hôm sau ông Ậu, cùng 9 đôi nam nữ và Nhân dân rước nước về đền thờ Mẫu Thoải. Nước rước về được đổ vào chum và ông Ậu tiến hành nghi lễ khấn nước. Tiếp đó, ông Âụ sẽ lấy nước trong chum cho vào bát, dùng bó lá cây nhúng vào bát nước, vẩy lên mọi người đến dự lễ. Nước trong chum được Nhân dân xin thắp hương, đổ ra ruộng vườn với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, Nhân dân no ấm.

Trao đổi với chúng tôi, bà Bùi Thị Quyên, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ngọc Lặc, cho biết: Nghi lễ rước nước là tục lệ cổ xưa, một nghi lễ linh thiêng, thể hiện hồn cốt, nét văn hóa đặc trưng riêng của Nhân dân huyện Ngọc Lặc. Rước nước ngoài mục đích lấy nước về thắp hương thờ cúng các vị thần linh, còn thể hiện ước nguyện của con người về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật thiên nhiên và con người.

“Lễ hội văn hóa du lịch Bàn Bù là hoạt động thường niên, với nhiều nghi lễ truyền thống đặc sắc, nhận được sự quan tâm của đông đảo Nhân dân trong tỉnh. Thông qua lễ hội là dịp nhắc nhở các thế hệ con cháu luôn ý thức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đoàn kết xây dựng bản, làng ngày một no ấm, giàu đẹp. Từ năm 2020 đến nay, do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, huyện Ngọc Lặc tạm dừng tổ chức tất cả các lễ hội. Tuy nhiên, đến ngày lễ hội huyện Ngọc Lặc phân công các cơ quan, đơn vị cử đại diện ra khu di tích dâng hoa, dâng hương nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố về phòng, chống dịch bệnh”, bà Bùi Thị Quyên, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ngọc Lặc, cho biết thêm.

Bài và ảnh: Xuân Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

21°C - 26°C
Nhiều mây, không mưa
  • 23°C - 28°C
    Có mây, không mưa
  • 23°C - 27°C
    Có mây, không mưa
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]