Về Đạt Tài xem hội vật cù
Cứ vào ngày mùng 2 tết, người dân làng Đạt Tài xã Hoằng Hà (Hoằng Hóa) lại rộn ràng tổ chức lễ hội vật cù truyền thống chứa đựng niềm vui và ý nghĩa tốt đẹp.
Lễ hội vật cù truyền thống làng Đạt Tài diễn ra vào ngày mùng 2 tết.
Lễ hội gồm phần lễ và hội. Trong đó, vào chính ngọ (12 giờ trưa) ngày mùng 2 tết người dân sẽ cùng nhau lên nghè (chùa) Tây báo cáo Thành hoàng làng, sau đó những trai đinh khỏe mạnh sẽ đảm nhận việc rước kiệu và rước cù từ nghè Tây lên chùa Quán (nay là chợ Bến).
Trước khi vào hội là nghi lễ rước kiệu Thành hoàng làng từ nghè (chùa) Tây ra chùa Quán (nay là chợ Bến).
Sau khi hoàn tất các nghi lễ thành kính sẽ là phần hội sôi động giữa các thôn trong làng. Theo đó, tham gia phần hội là những người nam có sức khỏe dẻo dai, nhanh nhẹn, khéo léo cùng nhau đua tài tranh cù.
Quả cù được bện chắc, bên trong là cát, bên ngoài là vải đỏ.
Quả cù được bện chắc chắc, bên trong là lõi cát, bên ngoài quấn vải đỏ. Giữa khu vực diễn ra hội vật cù được đặt một cây cột bằng tre hoặc luồng, bên trên treo “giỏ cù” là một chiếc sọt được bện bằng tre nứa. Khi tiếng trống chiêng nổi lên báo hiệu vào hội thì cù được tung lên cao. Trong tiếng reo hò cổ vũ hào hứng của người dân, người tham gia sẽ bật cao, giơ những cánh tay dài mạnh mẽ để tranh cù. Người nào giành và giữ được cù thật lâu, sau đó tung được cù vào trúng giỏ sẽ “ghi điểm”. Đội nào ném được cù vào giỏ nhiều hơn sẽ là đội chiến thắng.
Sau khi thông báo luật chơi, trưởng làng sẽ là người phát cù.
Trước đó, trong những ngày giáp tết việc “bện” cù sẽ được giao cho một người có kinh nghiệm trong làng đảm trách.
Ở Đạt Tài, dù mỗi năm chỉ có một lần nhưng việc “bện” cù cũng được “cha truyền con nối”. Nếu trước đây ở Đạt Tài việc bện cù do ông Lê Văn Chì thực hiện, thì hiện nay ông Lê Văn Thanh - con trai ông Lê Văn Chì “nối nghiệp” cha.
Tham gia lễ hội vật cù là những người nam có sức khỏe dẻo dai, khéo léo.
Người tham gia thi nhau ném cù vào giỏ treo trên cao.
Theo các cụ cao niên trong làng, lễ hội vật cù ở Đạt Tài có từ xa xưa. Tương truyền, xưa kia ở vườn làng có 3 con sư tử vẫn thường vờn cù, chơi đùa cùng nhau, gọi là “hý cù”. Từ lưu truyền đó, người xưa đã tổ chức nên trò chơi - lễ hội vật cù vào dịp tết đến xuân về mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, người dân làm ăn phát đạt.
Lễ hội vật cù truyền thống làng Đạt Tài thu hút đông đảo người dân tham gia, vui hội.
Đội chơi giành chiến thắng khi có số lần nèm cù trúng giỏ nhiều nhất.
Qua trò chơi vật cù truyền thống còn thể hiện tình thần thượng võ, sức mạnh đoàn kết cộng đồng. Ông Nguyễn Đình Kiên, trưởng làng Đạt Tài cho biết: “Lễ hội vật cù truyền thống của làng Đạt Tài có từ hàng trăm năm qua, được bao thế hệ người dân duy trì tổ chức. Trong ngày đầu xuân, lễ hội vật cù diễn ra bên cạnh ý nghĩa tâm linh, gửi gắm và mong cầu điều tốt lành đến với dân làng; thì việc duy trì tổ chức trò chơi dân gian vật cù cũng tạo nên một sân chơi bổ ích, một lần nữa khẳng định cho tinh thần - sức mạnh đoàn kết, từ đó để người dân cùng nhau nỗ lực xây dựng quê hương, đất nước”.
Khánh Lộc
{name} - {time}
-
2024-12-13 10:09:00
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn làng nghề
-
2024-12-13 09:21:00
Trên đất làng cổ Quần Thanh
-
2024-01-23 14:24:00
Miễn phí vé tham quan Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn
TP Thanh Hóa: Nhiều hoạt động văn hóa, TDTT đặc sắc dịp Tết Giáp Thìn
“Chợ sớm bình yên” - Phiên chợ xanh giữa lòng thành phố
Thủ phủ quất cảnh xứ Thanh nhộn nhịp vào Tết
Chàng thanh niên trẻ với ước mơ lan tỏa gia vị truyền thống Việt
Bưởi đỏ tiến vua - một sản vật quý của xứ Thanh
Năm 2030, xây dựng hệ thống tuyến cáp treo nối liền khu Trung tâm hành chính đi đỉnh Pù Luông kết nối khu du lịch Cao Sơn
Làng nghề hương 300 tuổi nổi tiếng xứ Thanh
Dẻo thơm bánh gai Tứ Trụ
Chàng trai tái hiện lại góc bếp quê nhà qua từng thước phim