(Baothanhhoa.vn) - Quy định số 41-QĐ/TW, ngày 3-11-2021 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ nêu rõ việc xem xét đối với cán bộ xin từ chức được căn cứ vào 1 trong 4 trường hợp đó là: hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng; có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định và vì lý do chính đáng khác của cá nhân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xóa bỏ định kiến để xây dựng văn hóa mới

Quy định số 41-QĐ/TW, ngày 3-11-2021 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ nêu rõ việc xem xét đối với cán bộ xin từ chức được căn cứ vào 1 trong 4 trường hợp đó là: hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng; có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định và vì lý do chính đáng khác của cá nhân.

Xóa bỏ định kiến để xây dựng văn hóa mới

Quy định được đánh giá là một bước tiến về thể chế, tiến tới xây dựng văn hóa mới trong đời sống công sở ở Việt Nam.

Người mạnh dạn từ chức ở góc độ nào đó có thể còn được đánh giá cao bởi lòng tự trọng, biết vì đại cục. Việc từ chức của họ sẽ mở đường cho việc cải tổ lại cơ quan, đơn vị. Xét cho cùng việc từ chức hoàn toàn là việc bình thường, không như nhiều người suy nghĩ và áp đặt lâu nay đó là một sự thất bại.

Chính bởi vì suy nghĩ thiếu tích cực ấy mà có những trường hợp vướng vào những tình huống trong 4 trường hợp nêu trên nhưng vẫn không dám rời hoặc không muốn rời vị trí mà họ đang đảm nhiệm. Họ thường phân trần và đỗ lỗi cho hoàn cảnh, điều kiện mà ít nhìn ra nguyên nhân thật sự của vấn đề bắt đầu từ phía mình. Có người còn cho rằng chức vụ là do tổ chức phân công. Nếu tổ chức xét thấy không còn phù hợp thì cho nghỉ, chứ họ không dám tự ý làm thay công tác tổ chức của cấp trên.

Nhiều người đã xem tổ chức cấp trên như một chiếc khiên để che chắn cho họ mà không nhận ra rằng sự trung thực, tự giác rút lui của mình chính là làm giảm gánh nặng và sự khó xử cho tổ chức.

Bây giờ thì đã có quy định rõ ràng, cụ thể hơn. Người vướng vào những quy định trên phải tự soi chiếu để xem mình có xứng đáng hay không. Nếu như không đảm bảo thì nên tự rút lui thay cho việc tổ chức cấp trên phải xem xét hoặc chờ đến lúc Nhân dân, cán bộ cấp dưới phải lên tiếng đấu tranh.

Dũng cảm từ chức khi thấy không còn đủ năng lực để đảm nhiệm vị trí đang nắm giữ là việc rất đáng quý ở con người, chứ không nên để sự định kiến kéo níu dẫn đến việc cán bộ ngày càng trì trệ hơn.

Với việc Bộ Chính trị ban hành Quy định số 41-QĐ/TW chắc chắn sẽ tạo ra cú hích, tác động mạnh mẽ đến những cán bộ, công chức ở các cơ quan đang có sức ì lớn, đem đến hy vọng sẽ giải quyết tốt những bất cập lâu nay trong công tác tổ chức cán bộ, để cả tổ chức, cá nhân đều dễ ứng xử, từ đó mở đường cho sự phát triển của cơ quan, đơn vị.

Hạnh Nhiên


Hạnh Nhiên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]