(Baothanhhoa.vn) - Gây dựng gia đình văn hóa có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành xã hội văn minh hiện đại. Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã quan tâm thực hiện công tác này thông qua những việc làm ý nghĩa, thiết thực.

Xây dựng xã hội văn minh từ gia đình văn hóa

Gây dựng gia đình văn hóa có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành xã hội văn minh hiện đại. Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã quan tâm thực hiện công tác này thông qua những việc làm ý nghĩa, thiết thực.

Xây dựng xã hội văn minh từ gia đình văn hóa

Gia đình ông Đỗ Đình Bộ là tấm gương sáng trong xây dựng gia đình văn hóa ở xã Xuân Lập (Thọ Xuân).

Được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa tiêu biểu nhiều năm liên tục, gia đình ông Đỗ Đình Bộ và bà Phạm Thị Liễu, thôn Trung Lập 1, xã Xuân Lập (Thọ Xuân) không chỉ gương mẫu, nhiệt tình tham gia công tác xã hội mà còn là tấm gương sáng trong việc nuôi dạy con cái chăm ngoan, học giỏi. Chia sẻ về việc xây dựng gia đình văn hóa, ông Bộ bộc bạch: Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người. Vì vậy, vợ chồng ông luôn làm gương trong mọi việc để dạy bảo con cháu giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp, luôn kính trên nhường dưới, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Chỉ khi các thành viên trong gia đình giữ được nền nếp, có lối sống tốt đẹp thì mới góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh. Cùng với đó, ông bà luôn tích cực tham gia và động viên con cháu tích cực hưởng ứng các hoạt động, phong trào tại địa phương như hội người cao tuổi, hội phụ nữ, câu lạc bộ Lê Hoàn, phong trào xây dựng nông thôn mới; chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường đường làng ngõ xóm...

Trên địa bàn xã Xuân Lập, phong trào xây dựng gia đình văn hóa thấm sâu vào mỗi gia đình và được đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia hưởng ứng. Từ đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương gia đình văn hóa tiêu biểu như gia đình ông Phạm Văn Tuân, thôn Phú Xá 1; Phạm Văn Mơn, Nguyễn Văn Hiếu, thôn Vũ Hạ..., góp phần đưa tỷ lệ gia đình văn hóa hàng năm của xã đạt 92% trở lên. Ông Tống Cảnh Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lập, cho biết: Để phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng đi vào chiều sâu, làm tiền đề cho việc hình thành xã hội văn minh, hiện đại, xã đã phát động qua nhiều hình thức như trên hệ thống loa phát thanh ở từng thôn, xóm; qua các cuộc họp thôn, chi bộ hay lồng ghép trong các hoạt động, phong trào tại địa phương. Nhờ đó, phong trào không chỉ góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của xã, mà còn làm cho mỗi người, mỗi gia đình đều có ý thức đoàn kết gìn giữ, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương, xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân trong cộng đồng ngày càng gắn bó bền chặt hơn, hình thành tập quán, nếp sống văn hóa, văn minh trong xã hội.

Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa gia đình là yếu tố thúc đẩy việc xây dựng làng, thôn, cơ quan, đơn vị văn hóa. Những năm qua các cấp, ngành ở nhiều địa phương trong tỉnh luôn phát động rộng rãi để các gia đình trong khu dân cư đăng ký xây dựng gia đình văn hóa. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và Nhân dân cùng thực hiện tốt các cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng “Làng văn hóa”, tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền Ngày Gia đình Việt Nam (28-6) và Tháng hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình... Cùng với đó, các cấp, ngành cũng đẩy mạnh các phong trào thi đua, như hội phụ nữ với phong trào “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Mẹ đỡ đầu”; hội nông dân có các phong trào “Nêu gương sáng xây dựng con người mới, xây dựng gia đình hiếu học, xây dựng xã hội học tập”, “Nêu gương sáng làm kinh tế giỏi góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu”... Qua đó, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác xây dựng gia đình văn hóa. Cũng từ phong trào, đã có sự chuyển biến rõ rệt trong việc hình thành nếp sống văn minh. Từ việc tổ chức đám cưới gọn nhẹ theo nếp sống mới, lễ cưới văn minh, tiết kiệm, không có hiện tượng tổ chức mang tính kinh doanh. Về việc tang, được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc, thời gian tổ chức lễ tang đúng quy định, không để thi hài quá giờ quy định, không làm ảnh hưởng đến giao thông đi lại hoặc gây mất trật tự khu dân cư; các hủ tục trong việc tang đã giảm đáng kể, không sử dụng loa đài quá 22 giờ và trước 6 giờ sáng; công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”... giúp đỡ nhau xóa đói, giảm nghèo, khắc phục những khó khăn, ốm đau, tai nạn ngày càng được nhân rộng trong cộng đồng. Những cử chỉ đẹp, lối sống đẹp, lòng nhân ái ngày càng lan tỏa trở thành ý thức tự giác trong xã hội.

Có thể thấy rằng, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người văn hóa mà trọng tâm là xây dựng môi trường văn hóa phải bắt đầu từ xây dựng văn hóa gia đình. Vì chính gia đình là nơi sinh ra, giáo dục và nuôi dưỡng trí tuệ và nhân cách của mỗi con người. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường với lối sống hiện đại, các sản phẩm văn hóa độc hại bên ngoài đang tấn công mạnh mẽ vào các gia đình; cấu trúc gia đình có sự vận động, thay đổi, các giá trị cốt lõi về gia đình có nguy cơ bị mai một dần. Mô hình gia đình truyền thống tứ đại đồng đường, tam đại đồng đường ngày càng ít đi. Các gia đình hạt nhân chỉ có vợ chồng, con cái ngày càng tăng lên. Xu hướng ly hôn, bạo lực gia đình, nhất là ở lớp trẻ ngày càng gia tăng. Bởi vậy, để gia đình thực sự là tổ ấm và thực hiện hiệu quả công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới thì mỗi thành viên trong gia đình phải phát huy tốt những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống, giữ vững gia phong, làm tốt việc giáo dục con cái, trong đó người lớn luôn luôn gương mẫu để gia đình phát triển sức mạnh nội sinh, trở thành thành lũy ngăn chặn tiêu cực từ bên ngoài xâm nhập vào. Cùng với đó, cần phải xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Gắn xây dựng gia đình văn hóa với xây dựng khu dân cư văn hóa, làng văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phòng chống các tệ nạn xã hội... Những thành quả của công tác xây dựng gia đình văn hóa sẽ góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt


Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]