(Baothanhhoa.vn) - Xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người; đồng thời, phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Đây cũng chính là mục tiêu hướng đến trong xây dựng gia đình văn hóa và là nền tảng hình thành con người văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững quê hương, đất nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng gia đình văn hóa - nền tảng hình thành con người văn hóa

Xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người; đồng thời, phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Đây cũng chính là mục tiêu hướng đến trong xây dựng gia đình văn hóa và là nền tảng hình thành con người văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững quê hương, đất nước.

Xây dựng gia đình văn hóa - nền tảng hình thành con người văn hóa

Niềm vui tuổi già của cụ Lê Đức Nghi (TP Thanh Hóa) - chủ một gia đình tiêu biểu trong xây dựng mái ấm và nuôi dạy con cái trưởng thành.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” hướng đến xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa lành mạnh, trong đó, xây dựng gia đình văn hóa được xác định là một nội dung nòng cốt và luôn được các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh quan tâm, dành nguồn lực để triển khai thực hiện. Nhờ đó, xây dựng gia đình văn hóa đã và đang trở thành phong trào sâu rộng và có sức lan tỏa đến từng gia đình, dòng họ, làng, thôn, bản, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, ý thức tự giác của các gia đình trong xây dựng gia đình văn hóa được thể hiện qua nhiều phong trào ý nghĩa, như “Nuôi con khỏe dạy con ngoan”; “Ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, “Gia đình hiếu học”, “Gia đình nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo”...

Theo đánh giá của ngành văn hóa, thể thao và du lịch khi tiến hành tổng kết 20 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thì các gia đình văn hóa tiêu biểu đã trở thành những tấm gương sáng ở cộng đồng dân cư trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc. Đồng thời, trở thành những nhân tố tích cực, quan trọng trong việc bảo vệ, giữ gìn các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc trước các tác động của mặt trái cơ chế thị trường. Qua đó, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của gia đình trong xây dựng đời sống văn hóa và đời sống kinh tế - xã hội địa phương. Công tác bình xét, công nhận danh hiệu gia đình văn hóa hàng năm được triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định, với tỷ lệ gia đình văn hóa tăng qua từng năm. Năm 2018, toàn tỉnh có 758.120/947.205 gia đình đạt danh hiệu văn hóa, đạt tỷ lệ 80%; năm 2019, có 776.759/957.825 số hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 81,1%; năm 2020, có 862.043/957.825 hộ gia đình tham gia đăng ký phấn đấu để xét công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 90%.

Mặc dù vậy, chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nói chung, xây dựng gia đình văn hóa nói riêng, ở một số địa phương chưa thực sự bền vững, chưa đi vào chiều sâu. Đặc biệt, các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình, dòng họ tại các làng, bản, tổ dân phố chưa được phát huy và duy trì thường xuyên. Tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra, ảnh hưởng đến việc xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho các thành viên cũng như tác động tiêu cực đến các giá trị truyền thống của gia đình... Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, nhấn mạnh: “Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”. Như vậy, để hình thành con người văn hóa cần xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó gia đình đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Muốn vậy, trong xây dựng gia đình văn hóa hiện nay, bên cạnh việc khắc phục những hạn chế, thiết nghĩ cần hướng phong trào đi vào chiều sâu hay hướng đến những mục tiêu cao hơn. Đó là hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng tới chân - thiện - mỹ. Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức và xã hội học tập. Đặc biệt, cần xây dựng và phát huy lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Chú trọng nâng cao thể lực, tầm vóc, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống. Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người...

Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đã nhấn mạnh: Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Song, công tác gia đình cũng đang đứng trước nhiều thách thức không hề nhỏ. Đó là sự xung đột giữa việc bảo tồn các giá trị đạo đức, lối sống, thuần phong, mỹ tục tốt đẹp với việc tiếp thu những yếu tố mới của xã hội hiện đại trong gia đình; đó là tình trạng lỏng lẻo trong mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên dẫn đến gia đình thiếu ổn định, bền vững; đó là tình trạng bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, xâm hại trẻ em, bất bình đẳng giới... Chính vì lẽ đó, bản thân gia đình cần có được “tấm lá chắn” - từ các quy định của pháp luật, từ cơ chế, chính sách có liên quan và từ chính trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội - để tự bảo vệ mình trước các yếu tố nguy cơ, hay giảm các yếu tố rủi ro.

Bài và ảnh: Trần Giang


Bài và ảnh: Trần Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]