(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, Bảo tàng tỉnh là nơi lưu giữ và trưng bày các hiện vật qúy hiếm của tỉnh và quốc gia, trong đó có 3 bảo vật quốc gia (kiếm ngắn Núi Nưa, trống đồng Cẩm Giang và vạc đồng Cẩm Thủy); các bộ sưu tập hiện vật như “Trống đồng loại I”, “Trống đồng loại II”, “Thạp đồng văn hóa Đông Sơn”, “Hiện vật văn hóa Đông Sơn”...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện nghiêm công tác quản lý, bảo quản các hiện vật, di vật, cổ vật và bảo vật

Thực hiện nghiêm công tác quản lý, bảo quản các hiện vật, di vật, cổ vật và bảo vật

Các hiện vật, di vật, cổ vật trưng bày tại Bảo tàng tỉnh.

Hiện nay, Bảo tàng tỉnh là nơi lưu giữ và trưng bày các hiện vật qúy hiếm của tỉnh và quốc gia, trong đó có 3 bảo vật quốc gia (kiếm ngắn Núi Nưa, trống đồng Cẩm Giang và vạc đồng Cẩm Thủy); các bộ sưu tập hiện vật như “Trống đồng loại I”, “Trống đồng loại II”, “Thạp đồng văn hóa Đông Sơn”, “Hiện vật văn hóa Đông Sơn”...

Ngoài ra, còn có các hiện vật, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia có giá trị được lưu giữ và trưng bày tại một số khu di tích lịch sử văn hóa trong tỉnh, phục vụ cho công tác tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu của nhân dân và du khách. Nhìn chung, trong những năm qua công tác quản lý, bảo quản các hiện vật, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm ngặt, tuân thủ các quy trình thẩm định, chỉnh lý hồ sơ, lưu giữ đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Để thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, bảo quản các hiện vật, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia, Sở VHTT&DL đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện theo phân loại chất liệu. Trong đó, đối với hiện vật được chia thành 4 kho: Đá, hữu cơ, kim loại và gốm sứ để thuận lợi cho việc kiểm kê, bảo quản hiện vật. Tại các kho hiện vật lại được phân chia, sắp xếp theo niên đại, loại hình, di chỉ... bảo đảm nguyên tắc khoa học, thẩm mỹ, an toàn... Riêng đối với hiện vật mới nhập kho đều được thực hiện các bước vệ sinh, đánh số, chụp ảnh, làm hồ sơ khoa học, vào sổ đăng ký, sổ phân loại hiện vật. Mỗi kho đều được nhập số liệu và theo dõi trên máy tính, thuận tiện cho việc tra cứu, khai thác thông tin. Trong đó, từ năm 2007 đến 2015, để thực hiện việc quản lý hiện vật theo phần mềm quản lý của Cục Di sản văn hóa, các đơn vị chức năng của Sở VHTT&DL đã tiến hành nhập dữ liệu cho trên 10.880 hiện vật. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay do dung lượng của phần mềm đã được lấp đầy nên việc nhập hồ sơ hiện vật tạm dừng và chờ nâng cấp. Đặc biệt, thực hiện Đề án “Sưu tầm, bảo quản và chỉnh lý nội dung, hình thức trưng bày Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2010-2020”, cơ sở vật chất tại các kho bảo quản hiện vật đã được cải tạo, sửa chữa, đồng thời đầu tư hệ thống trang thiết bị bảo quản như tủ lạnh âm sâu, tủ chống ẩm, máy hút ẩm, máy đo nhiệt độ... góp phần kiểm soát, điều hòa môi trường, tránh bức xạ nhiệt, ánh sáng hợp lý; đồng thời định kỳ tiến hành công tác bảo quản, bảo dưỡng hiện vật theo công nghệ mới, đảm bảo, giữ gìn giá trị của hiện vật. Bên cạnh đó, Sở VHTT&DL còn mời đơn vị có chuyên môn và các chuyên gia có kinh nghiệm hướng dẫn quy trình bảo quản hiện vật, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng xuống cấp của hiện vật.

Đối với công tác quản lý, bảo quản và phát huy giá trị của các bảo vật quốc gia, gồm: Bia Vĩnh Lăng, bia Khôn Nguyên chí đức chi bi, bia Đại Việt Lam Sơn Chiêu Lăng bi, Đại Việt Lam Sơn Dụ lăng bi thuộc Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, kiếm ngắn Núi Nưa, trống đồng Cẩm Giang và vạc đồng Cẩm Thủy. Hiện nay, các bảo vật này luôn được bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn quy định, nhất là đảm bảo an ninh trật tự và phòng, chống cháy nổ. Trong đó, đối với hiện vật có thể khối lớn ở trong kho được đặt trên giá, kệ, sắp xếp khoa học; các hiện vật nhỏ đang trưng bày được đặt ở những vị trí trang trọng, được vệ sinh và kiểm tra thường xuyên.

Nhờ thực hiện nghiêm công tác quản lý, bảo quản các hiện vật, di vật, cổ vật, đặc biệt là bảo vật quốc gia đã và đang phát huy giá trị lịch sử, trong đó kiếm ngắn Núi Nưa và trống đồng Cẩm Giang đã được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam năm 1997 chào mừng Hội nghị thượng đỉnh nguyên thủ các quốc gia nói tiếng Pháp tại Hà Nội; trưng bày kỷ niệm 80 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Đông Sơn năm 2004 tại Hà Nội; trưng bày kỷ niệm 50 năm kết nghĩa Thanh Hóa – Quảng Nam năm 2010 tại Quảng Nam... Hiện nay, kiếm ngắn Núi Nưa và trống đồng Cẩm Giang (niên đại văn hóa Đông Sơn) đang được trưng bày và phát huy giá trị tại phòng trưng bày “Thanh Hóa thời tiền sử - sơ sử”. Riêng vạc đồng Cẩm Thủy, nếu tính theo tiến trình lịch sử thì bảo vật này nằm trong nội dung phòng trưng bày “Thanh Hóa từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX”. Tuy nhiên, do kích thước vạc quá lớn trong khi diện tích phòng trưng bày hẹp không thể đưa lên hệ thống trưng bày nên được bảo quản, trưng bày dạng kho mở tại hệ thống kho, phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của công chúng.

Duy Sơn


Duy Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]