(Baothanhhoa.vn) - Về làng văn hóa Đông Cao, xã Trung Chính (Nông Cống) những ngày đầu xuân mới, khi những cành mai vàng, cành đào thắm đang đua nhau khoe sắc, cũng là lúc hội làng được mở. Lễ hội không chỉ là nơi gắn kết cộng đồng, để người dân sum vầy sau một năm lao động vất vả, mà còn là dịp để tỏ lòng thành kính đến công ơn của vị khai quốc công thần Đinh Liệt, tướng của Lê Lợi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thờ Thành hoàng làng: Nét đẹp văn hóa ở xã Trung Chính

Về làng văn hóa Đông Cao, xã Trung Chính (Nông Cống) những ngày đầu xuân mới, khi những cành mai vàng, cành đào thắm đang đua nhau khoe sắc, cũng là lúc hội làng được mở. Lễ hội không chỉ là nơi gắn kết cộng đồng, để người dân sum vầy sau một năm lao động vất vả, mà còn là dịp để tỏ lòng thành kính đến công ơn của vị khai quốc công thần Đinh Liệt, tướng của Lê Lợi.

Thờ Thành hoàng làng: Nét đẹp văn hóa ở xã Trung Chính

Người dân làng Đông Cao tổ chức hoạt động bơi thuyền truyền thống trong ngày hội làng.

Tự hào về truyền thống của địa phương, ông Đinh Văn Tân, Trưởng làng Đông Cao vui vẻ cho biết: Làng Đông Cao không chỉ có truyền thống lịch sử, mà còn được biết đến là mảnh đất có bề dày văn hóa. Đã là người con trong làng, cho dù có đi xa quê hương cũng ghi nhớ trong lòng ngày 13 tháng Giêng âm lịch (là ngày giỗ Đinh Liệt) hàng năm, để trở về tham dự ngày hội làng. Thông thường, trước khi tổ chức hội làng, vào ngày 12 dân làng sẽ đến đình làng để quét dọn khuôn viên, lau chùi đồ thờ. Vào ngày chính hội, dân làng thường chuẩn bị các mâm lễ vật để báo cáo với Thành hoàng về sự thành tâm của con cháu, rồi cùng nhau ôn lại thân thế, công trạng, tước phong của thành hoàng làng, truyền thống của quê hương qua các thời kỳ cách mạng. Phần hội được tổ chức sôi nổi với nhiều hoạt động bổ ích, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc như bơi thuyền truyền thống, bóng đá, kéo co, chơi cờ, giao lưu văn nghệ...

Với người dân ở làng Bi Kiều, thì việc tri ân công lao của Thành hoàng làng không chỉ diễn ra trong các ngày hội làng, mà được người dân thực hiện thường xuyên vào các ngày lễ, tết, ma chay, cưới hỏi... Với họ, từ bao đời nay, Thành hoàng luôn giúp dân làng đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn để cùng nhau xây dựng nên xóm làng trù phú. Ông Lê Đức Long, Trưởng làng Bi Kiều, chia sẻ: Làng Bi Kiều xưa kia có tên là làng Chợ, nơi có cầu Quan bắc qua dòng sông Lãng Giang. Trước đây, do không có ruộng, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề buôn bán nên nơi đây đã sớm hình thành thị tứ. Trong làng có ngôi đình thờ vị Thành hoàng làng là ông Đào Khắc Thành người đã có công khai hoang, mở mang xóm làng... Hàng năm, vào ngày 5-3 (âm lịch), người dân ở khắp các làng trên, xóm dưới đều chuẩn bị những mâm lễ trang trọng, dâng những nén hương thơm lên Thành hoàng làng. Cùng với đó, dân làng còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, góp phần phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân.

Tục thờ Thành hoàng làng đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tâm linh, thể hiện truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người dân xã Trung Chính. Đồng thời, góp phần gắn kết các cộng đồng dân cư, là cầu nối thế hệ và tô thắm thêm truyền thống văn hóa lâu đời của các làng quê mỗi độ tết đến, xuân về.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt


Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]