(Baothanhhoa.vn) - Những quy luật của bản chất con người” - tác phẩm đồ sộ của Robert Greene, nếu ai đã từng chạm đến sẽ thấu hiểu tận cùng của cái gọi là: chúng ta là những động vật xã hội. Tất cả chúng ta sẽ sở hữu một sức mạnh khi thấu hiểu những thôi thúc và động cơ của mọi người, thậm chí ngay cả khi họ không ý thức về chính mình. Sách sẽ cung cấp các chiến thuật thông minh để thành công, tự hoàn thiện bản thân và tự vệ.

Thấu hiểu bản chất, thông tuệ trong hành xử

Những quy luật của bản chất con người” - tác phẩm đồ sộ của Robert Greene, nếu ai đã từng chạm đến sẽ thấu hiểu tận cùng của cái gọi là: chúng ta là những động vật xã hội. Tất cả chúng ta sẽ sở hữu một sức mạnh khi thấu hiểu những thôi thúc và động cơ của mọi người, thậm chí ngay cả khi họ không ý thức về chính mình. Sách sẽ cung cấp các chiến thuật thông minh để thành công, tự hoàn thiện bản thân và tự vệ.

Thấu hiểu bản chất, thông tuệ trong hành xử

Lần đầu tiên chạm tay cuốn sách, tôi đã bị thu hút bởi tiêu đề. Lẽ dĩ nhiên tìm hiểu về bản chất người dựa trên quy luật tâm lý thì bao giờ cũng khiến con người ta thông thái và điềm tĩnh hơn. Hiểu mình, hiểu người, để rồi yêu mình và biết trân trọng con người hơn. 18 quy luật đặt cạnh nhau soi rọi những phần đẹp đẽ và cả phần xấu xí của động vật xã hội - con người.

“Chính phần động vật trong bản chất của bạn dễ bị gây ấn tượng nhất bởi những gì bạn có thể nhìn thấy và nghe thấy trong hiện tại - những báo cáo tin tức và xu hướng mới nhất, những quan điểm và hành động của những người xung quanh bạn, bất cứ điều gì có vẻ kịch tính nhất. Đây là thứ khiến cho bạn rơi vào những kế hoạch hấp dẫn vốn hứa hẹn những kết quả nhanh chóng và tiền bạc dễ dàng. Đây cũng là thứ khiến cho bạn phản ứng thái quá với các tình huống hiện tại.” (Quy luật 6).

Tác giả đã ví dụ bằng câu chuyện sống động của một doanh nhân người Anh ở thế kỷ 18 John Blunt thực dụng, dứt khoát với mục tiêu duy nhất tạo lập gia tài lâu dài cho bản thân và gia đình. Mùa hè năm 1719, John Blunt bị hấp dẫn bởi câu chuyện làm giàu của những người Pháp khi đầu tư vào công ty cổ phần. Ông muốn làm điều tương tự cho nước Anh và bắt chước kế hoạch một cách tự nhiên có chăng chỉ là gia tăng quy mô của nó. Một câu hỏi đã bị ông lờ đi ngay từ khi bắt đầu đó là: dự án sẽ phụ thuộc vào giá cổ phiếu tăng. Mọi người sẽ chỉ thắng nếu giá tiếp tục tăng? Nhưng làm thế nào giá có thể tiếp tục tăng nếu nó không dựa trên bất kỳ tài sản nào, chẳng hạn như thương mại? Đáng tiếc, John Blunt không có câu hỏi này, và không trả lời được câu hỏi này.

Lý giải cho điều này, tác giả Robert Greene cho rằng: con người có xu hướng sống ngay trong hiện tiền. Nó là phần động vật trong bản chất người. Chúng ta phản ứng trước hết và trên hết với những gì chúng ta thấy và nghe, với những gì kịch tính nhất trong một sự kiện. Khi chúng ta giới hạn suy nghĩ của mình ở những gì các giác quan của chúng ta cung cấp, ở những gì trước mắt, chúng ta sẽ hạ xuống cấp độ động vật thuần túy trong đó khả năng suy luận của chúng ta về không. Thuốc giải độc duy nhất là tự rèn luyện để liên tục tách mình ra khỏi dòng sự kiện trước mắt và tự nâng cao tầm nhìn.

Trở thành một tập sự về bản chất con người luôn là điều mà tác giả Robert Greene mong muốn. Mỗi người trở nên bình thản hơn, điềm tĩnh hơn khi biết quan sát bản thân, người xung quanh và thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực. Quy luật 10 “quy luật của sự đố kỵ” khiến chúng ta cảnh giác hơn với cái tôi mong manh. Theo tác giả, theo lẽ tự nhiên, con người buộc phải so sánh bản thân với nhau. Trong mọi cảm xúc của con người, không có gì vi thực tế hoặc khó nắm bắt hơn sự đố kỵ. Sau khi “tàn nhẫn” giải phẫu dấu hiệu của sự đố kỵ, đi đến gốc rễ tìm ra các điểm kích hoạt; cuối cùng, cảm ơn tác giả vì đã chỉ ra giải pháp: Điều đầu tiên giản dị đó là trung thực với chính mình; biến sự đố kỵ thành sự ganh đua - hướng điều khiển cơ chế so sánh trong não bộ thành hành động hữu ích và sáng tạo hơn.

Tác giả đã dừng lại quy luật rất người như điểm tới hạn: “quy luật của việc phủ nhận cái chết” - suy tư về lẽ thường tình của sự an giấc ngàn thu. Con người có thể tự đánh lừa mình rằng chúng ta biết hết mọi thứ, nhưng ở ngưỡng cửa này, cuối cùng chúng ta bị bỏ lại và dò dẫm. Điều tuyệt vời nhất mà tác giả đã chỉ ra ở những dòng cuối cuốn sách: trở thành nô lệ của sợ hãi, sự lẩn tránh hay nhận thức về cái chết để trải nghiệm hương vị tự do, điều đó phụ thuộc vào tâm thái mỗi người. Nếu chọn vế thứ hai, chúng ta có thể hoàn toàn tận tâm với công việc, với những mối quan hệ và tất cả hành động của mình.

Khi đã thấu hiểu bản chất thì ắt sẽ thông tuệ trong hành xử. Chiều cao của trí tuệ người là một phẩm chất được dày công bồi đắp có ý thức, chậm rãi, bền bỉ, nhẫn nại và thầm lặng là vậy!

Bài và ảnh: Nguyễn Hường


Bài và ảnh: Nguyễn Hường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]