(Baothanhhoa.vn) - Vấn đề đặt ra là chủ nhân của những ngôi mộ cổ này là ai? Niên đại các ngôi mộ thuộc thời kỳ nào thì chưa có công trình nghiên cứu làm rõ. Nhiều ý kiến cho rằng, đây chính là mộ của những nghĩa quân Lam Sơn tử trận, nhưng mới chỉ là những suy luận và phỏng đoán. Những năm trước đây, nhiều ngôi mộ bị xâm hại, mất dần dấu tích, rất cần các nhà nghiên cứu vào cuộc, đưa ra kết luận để lập phương án bảo vệ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Rừng mộ cổ vô chủ và những kiến giải về nguồn gốc: Bài 2 - Một vài kiến giải về chủ nhân và niên đại

Vấn đề đặt ra là chủ nhân của những ngôi mộ cổ này là ai? Niên đại các ngôi mộ thuộc thời kỳ nào thì chưa có công trình nghiên cứu làm rõ. Nhiều ý kiến cho rằng, đây chính là mộ của những nghĩa quân Lam Sơn tử trận, nhưng mới chỉ là những suy luận và phỏng đoán. Những năm trước đây, nhiều ngôi mộ bị xâm hại, mất dần dấu tích, rất cần các nhà nghiên cứu vào cuộc, đưa ra kết luận để lập phương án bảo vệ...

Rừng mộ cổ vô chủ và những kiến giải về nguồn gốc: Bài 2 - Một vài kiến giải về chủ nhân và niên đại

Đồi Bái Tranh (gần) được xác định là nơi diễn ra Hội thề Lũng Nhai và dãy Pù Mé được coi là nơi đóng quân của nghĩa quân Lam Sơn đều cách khu mộ cổ chưa đầy 500m. Ảnh: Lê Đồng

Để lý giải về phương thức mai táng, chúng tôi đã đưa những hình ảnh cho nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Hà Nam Ninh xem. Theo ông, kiểu mộ này ở miền núi Thanh Hóa không hiếm, vì có 3 đặc điểm: có đá chôn cùng để đánh dấu, phiến đầu to hơn phiến cuối mộ; trong mộ có than đen; chôn cùng vò sành hoặc đất nung tượng trưng cho chĩnh rượu cần. Đây đích thị là kiểu chôn cất của người Thái trước đây. Hiện nay, ở vùng sâu các huyện như Bá Thước, Quan Sơn, Quan Hóa vẫn còn kiểu chôn cất như thế này. Còn trường hợp mộ của người Thái nhưng lại phân bổ trên đất của người Mường đang sống là bình thường, bởi nhiều trăm năm trước, cách sống du canh, du cư, dân tộc này rời đi, sau lại có dân tộc khác đến lập làng. Hiện nay, ở thị trấn Cành Nàng (Bá Thước), xã Cẩm Thạch và Cẩm Sơn (Cẩm Thủy), rồi nhiều nơi ở huyện Ngọc Lặc, vẫn có nhiều khu mộ người Thái tồn tại trong vùng đất sinh sống của người Mường.

Cùng quan điểm với nhà nghiên cứu Hà Nam Ninh, ông Hoàng Minh Tường, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, người có nhiều năm nghiên cứu văn hóa cũng cho rằng, đây là phương thức chôn cất của người Thái. “Tôi cũng mới điền dã nghiên cứu các ngôi mộ cổ ở bản Co Me, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa. Kiểu mai táng của người Thái trước đây không những có 2 phiến đá ở đầu và cuối, mà một số mộ còn có thêm 2 phiến nhỏ và thấp ở 2 bên” – ông Hoàng Minh Tường, chia sẻ.

Qua quá trình tìm hiểu ở địa phương, nhiều người khẳng định đây là khu mộ chôn những người lính trận vong của nghĩa quân Lam Sơn chống lại giặc Minh vào thế kỷ XV. Ngay cả trang thông tin điện tử của UBND xã Ngọc Phụng cũng ghi về địa danh này: “Quyết Tiến được kế thừa truyền thống văn hóa của vùng đất cổ - vụng Khế thuộc làng Me hay còn gọi là làng Mẹ, vùng đất cổ đã từng gắn chặt với cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh thế kỷ XV do Anh hùng dân tộc Lê Lợi lãnh đạo và đã trở thành hậu cứ của nghĩa quân. Những người hy sinh trong cuộc kháng chiến được đưa về an nghỉ vĩnh hằng tại chân núi Bù Mẹ (Pù Mé theo tiếng Thái - PV), tức là phố Mé - làng Quyết Tiến ngày nay. Nghĩa trang của nghĩa quân Lam Sơn hiện đang được lưu giữ có tới hàng trăm ngôi mộ cổ được xếp đánh dấu bằng những phiến đá to nhỏ khác nhau trên diện tích rộng 1 ha”. Tuy nhiên, đây chỉ là những thông tin căn cứ trên những lời truyền miệng ở địa phương từ đời này qua đời khác, chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra kết luận.

Trên thực tế, khu mộ cổ còn nhiều điều huyền bí này chỉ cách khu đồi Bái Tranh – nơi được xác định diễn ra Hội thề Lũng Nhai giữa chủ tướng Lê Lợi và 18 anh hùng hào kiệt trước thời điểm diễn ra cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn vào đầu năm 1418 khoảng 500m đường chim bay. Nhiều sử liệu cũng khẳng định dãy núi Pù Mé ở xã Ngọc Phụng ngày nay là một trong những nơi lui binh chiến lược của nghĩa quân Lam Sơn về miền Tây Thanh Hóa những thời điểm khó khăn. Thôn Quyết Tiến ngày nay – nơi có khu mộ cổ, trước kia là một phần của làng Phụng Dưỡng. Theo tương truyền đây chính là nơi điều trị, dưỡng thương cho những người lính bị thương trong Khởi nghĩa Lam Sơn nên mới có tên như vậy. Tại xã Ngọc Phụng hiện nay vẫn còn một ngôi miếu cổ cũng có tên Phụng Dưỡng để thờ những người lính của nghĩa quân Lam Sơn.

Giả thuyết khu mộ cổ dưới chân dãy Pù Mé là nơi chôn cất những người lính trong khởi nghĩa Lam Sơn càng trở nên thuyết phục khi xâu chuỗi nhiều chi tiết về nguồn gốc phiến đá đã được chúng tôi đề cập ở bài 1. Đa phần những ngôi mộ được chôn cùng các phiến đá nhỏ và thấp khoảng 50 cm, nhưng một số mộ có phiến đá to hơn, thậm chí cao tới 1,5m. Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian từng nghiên cứu mộ cổ, người có chức vị càng lớn thì phiến đá được chôn cùng càng to và ngược lại. Phải chăng mộ của các tướng lĩnh thì có phiến đá lớn, còn những người lính thì nhỏ và thấp hơn? Với nhiều phiến đá nặng hàng tấn, chắc phải có số người khá đông kiểu nghĩa quân mới có thể khai thác từ dãy núi Lá Sách, vận chuyển được qua sông Âm để đưa về đây?

Nếu đúng rừng mộ là nơi chôn cất những người lính trong Khởi nghĩa Lam Sơn, thì nơi đây xứng đáng là một khu di tích lịch sử tầm quốc gia, gắn với vị trí diễn ra Hội thề Lũng Nhai cách đó vài trăm mét. Khi ấy, hoàn toàn có thể phát triển nơi này thành địa điểm du lịch tâm linh – lịch sử, biến vùng này thành địa chỉ để giáo dục tinh thần yêu nước cho hậu thế. Điều quan trọng là phải có thêm một hội thảo khoa học, thậm chí tổ chức khai quật để xác định chính xác niên đại và chủ nhân của các ngôi mộ.

Bài cuối: Cần nghiên cứu và bảo vệ.

Lê Đồng

Tin liên quan:

Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]