(Baothanhhoa.vn) - Cuốn sách “Quốc văn giáo khoa thư” do các học giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Học, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận - vốn là những học giả, nhà văn, nhà giáo dục nổi tiếng, đương thời rất được tín nhiệm biên soạn nên có tính định hướng giáo dục rất cao. Cùng với “Luân lý giáo khoa thư”, “Quốc văn giáo khoa thư” là hai bộ sách giáo khoa tiếng Việt được dạy song hành ở các trường tiểu học nước ta trong suốt những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ XX.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Quốc văn giáo khoa thư” – bộ sách giáo khoa tiếng Việt đầu tiên của nước ta dành cho bậc tiểu học

Cuốn sách “Quốc văn giáo khoa thư” do các học giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Học, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận - vốn là những học giả, nhà văn, nhà giáo dục nổi tiếng, đương thời rất được tín nhiệm biên soạn nên có tính định hướng giáo dục rất cao. Cùng với “Luân lý giáo khoa thư”, “Quốc văn giáo khoa thư” là hai bộ sách giáo khoa tiếng Việt được dạy song hành ở các trường tiểu học nước ta trong suốt những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ XX.

Bộ sách là tập hợp các bài học tuy ngắn nhưng giá trị sư phạm, chất lượng văn học và hiệu quả giáo dục tâm hồn trẻ thơ thì điểm lại từ trước tới nay trong “rừng” sách giáo khoa quốc ngữ chưa dễ có công trình nào ghi được những dấu ấn sâu đậm như vậy. Mỗi bài học đều có câu khái quát, tóm lược nội dung với đa dạng, phong phú cách thức trình bày, thể loại: thơ, văn xuôi, ca dao tục ngữ... giúp cho người học dễ hình dung, ghi nhớ. Nội dung ngắn gọn, dễ hiểu nhưng hàm ý sâu sắc, chuyển tải thông điệp, bài học cơ bản, thiết thực trong việc giáo dục, định hình nhân cách cho các em nhỏ. Về cấu trúc bài học đều có phần tập đọc, phần giải nghĩa từ ngữ mới, khó xuất hiện trong phần tập đọc và phần bài tập. Mỗi bài trong sách đều có hình vẽ minh họa, nét vẽ chân phương nhưng phản ảnh sát với nội dung chứa đựng trong bài học, gây ấn tượng, thu hút mạnh mẽ đối với các em học sinh và cả người dạy dỗ, kèm cặp các em trong quá trình học tập.

Đi suốt cuộc đời, tâm khảm mỗi người chẳng thể nào quên bài học “thờ mẹ kính cha” được giảng dạy trong cuốn sách: “Công cha như núi thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Lật giở theo từng trang sách, ấn tượng đầu tiên của độc giả là cảm giác gần gũi, thích thú với những bài học được chuyển tải trong cuốn sách. Không cầu kỳ, kiểu cách, nội dung các bài học ở các lớp học (đồng ấu, dự bị, sơ đẳng) dạy các em từ những điều cơ bản nhất như: cách giữ gìn sức khỏe, vệ sinh thân thể (“Mấy điều cần cho sức khỏe”, “phải sạch sẽ”, “đừng để móng tay”, “chớ tắm rửa nước bẩn”, “bịnh ghẻ”, “mấy lời khuyên về vệ sinh”...); dạy cách “tập đọc”, “tập viết” sao cho đúng cho đến việc làm người học trò chăm ngoan, nghe lời thầy cô giáo (“Tôi đi học”, “người học trò tốt”, “người học trò xấu”, “học trò đối với thầy”, “học hành phải siêng năng”, “đi học để làm gì?”, “học trò biết ơn thầy”...); cách làm đứa con lễ phép, yêu thương, kính trọng cha mẹ, nhường nhịn, chia sẻ với bạn bè, người thân (“yêu mến cha mẹ”, “sớm tối chăm nom cha mẹ”, “anh em như thể tay chân”, “cháu phải biết kính mến ông bà”, “thờ mẹ kính cha”, “khuyên hiếu đễ”...); công dân có ích cho đất nước (“lịch sử nước ta”, “chỗ quê hương đẹp hơn cả”, “không vì tiền mà làm điều phi nghĩa”...).

Việc dạy song hành hai bộ sách “Quốc văn giáo khoa thư” và “Luân lý giáo khoa thư” từ lớp đồng ấu, lớp dự bị cho đến lớp sơ đẳng ở bậc tiểu học cho thấy vấn đề luân lý, đạo đức, công dân giáo dục không chỉ là một tiết học mà là một nội dung lớn xuyên suốt quá trình phát triển trí óc và tâm hồn trẻ thơ. Điều đó thể hiện rất rõ phương châm giáo dục: Tiên học lễ, hậu học văn. Trong bối cảnh hiện nay, khi ngành giáo dục và đào tạo nước ta chủ trương “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa” và xung quanh những ý kiến đánh giá trái chiều xung quanh nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh diều thì việc nhìn lại bộ sách “Quốc văn giáo khoa thư” và “Luân lý giáo khoa thư” là việc nên làm. Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, ngôn ngữ, phương thức truyền tải kiến thức của hai bộ sách có nhiều điều không còn phù hợp với quan điểm, phương thức giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, giá trị về mặt giáo dục, sư phạm, đặc biệt là vấn đề tâm lý giáo dục vẫn có tính thực tiễn cho đến ngày hôm nay và mai sau.

Nguyên Linh


Nguyên Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]