(Baothanhhoa.vn) - Tết đến, những lo lắng, bươn chải sẽ khép lại, là lúc chúng ta nghỉ ngơi, đoàn viên cùng gia đình đón tết. Với người lớn, tết đến để lại trong ta nhiều cung bậc cảm xúc. Với trẻ con, tết là niềm háo hức và mong đợi nhất vì được xúng xính quần áo mới, được ăn bánh kẹo ngon, được nhận tiền lì xì.

Nhớ món canh ngày tết mẹ nấu

Tết đến, những lo lắng, bươn chải sẽ khép lại, là lúc chúng ta nghỉ ngơi, đoàn viên cùng gia đình đón tết. Với người lớn, tết đến để lại trong ta nhiều cung bậc cảm xúc. Với trẻ con, tết là niềm háo hức và mong đợi nhất vì được xúng xính quần áo mới, được ăn bánh kẹo ngon, được nhận tiền lì xì.

Nhớ món canh ngày tết mẹ nấu

Tranh minh họa của Ngọc Hiếu.

Mỗi năm tết đến xuân về, trong tôi lại nôn nao về những ngày xưa cũ, nhớ đến kỷ niệm thời thơ ấu, nhất là món canh măng khô hầm chân giò mẹ nấu. Nhà ở quê, mái lợp bằng tranh rơm, lá kè, bếp núc cũng chỉ tạm bợ là một cái kiềng ba chân, bồ muối, vài cái xong nồi đen sém bồ hóng, bên cạnh là ống giang hoặc nứa thông hai đầu để thổi lửa, phía trên một cái giàn bằng tre dùng chất củi... Đơn giản, mộc mạc, nhìn thấy gian bếp là thấy luôn cả nỗi vất vả của gia đình thuở xưa.

Khi tết về, bữa cơm mẹ nấu trong đó có món canh chân giò hầm măng, hương bốc lên thơm lừng cùng mùi bánh chưng, bánh tét, dưa chua, hành muối lẫn mùi khói bếp... Quê tôi tre luồng nhiều, nhà ai cũng có cả quả đồi hàng vài ha, những mụt măng non nhô lên chúng tôi đào về cắt lát, luộc rồi đem gác bếp mỗi khi trời nồm, phơi khô vào ngày nắng ráo từ nhiều tháng trước. Mỗi dịp có sự kiện trọng đại như cưới hỏi, hội hè, lễ, tết… đem chế biến các món ăn rất đặc trưng và ngon miệng.

Bố tôi đi lính rồi ở lại quân ngũ công tác. Ngoài trời rét lạnh, quần áo của anh lớn cứ truyền lại cho các em nhỏ mặc. Năm tôi lên mười tuổi, bố được nghỉ phép về cùng gia đình ăn tết, ba anh em chúng tôi được xung xính diện quần áo mới. Quên sao được cái cảm giác cả gia đình cùng ngồi quanh bếp lửa, mẹ chở củi hầm nồi canh măng thơm lừng ấm hồng cả gian bếp, bố kể chuyện công tác vùng biên cương…

Món canh măng khô hầm chân giò là món ăn rất phổ biến trong những mâm cơm ngày tết ở quê tôi, vị đậm đà, nóng hổi rất thích hợp trong tiết xuân se lạnh.

Măng được mẹ ngâm nước từ tối hôm trước cho nở mọng. Còn nhỏ, nên anh em tôi được mẹ phân công luân phiên nhau cho nước vào chậu măng ngâm thay vài lần trong ngày. Hôm sau, mẹ bỏ măng vào nồi đổ ngập nước bắc lên bếp luộc, rửa lại bằng nước lạnh để ráo. Mẹ bắc cái chảo to lên bếp đã nổi lửa, cho mỡ lợn, phi nóng già cùng hành khô rồi cho măng đã sơ chế vào đảo cùng với mắm muối, tiêu ớt. Chân giò được mẹ kỹ lưỡng sơ chế, sát bằng muối, rửa lại bằng dấm chua cho hết mùi hôi, chặt miếng vừa ăn, luộc qua nước sôi rửa lại bằng nước lạnh. Tiếp đó mẹ cho mớ chân giò và măng đã xào đổ vào một nồi lớn ninh lửa liu diu, thi thoảng mẹ vớt bọt vài lần cho nước trong.

Múc bát canh măng hầm ra tô lớn, mẹ thái chút hành lá rắc lên trên, mùi thơm béo ngậy lan tỏa nơi đầu lưỡi, thoang thoảng đâu đó mùi của bếp củi, hương của măng khô hòa quện cùng mùi bồ hóng đặc trưng, cái mùi bồ hóng đó có lẽ là thứ mà ít ai có thể quên khi đã từng thưởng thức món này.

Thời gian thoảng qua như con gió, xa quê thoáng đấy đã hai mươi năm. Giờ đây giữa cuộc sống mưu sinh hối hả, nhộn nhịp khiến con người ta sống trở nên gấp gáp, tìm đến các quán ăn, nhà hàng. Những ngày cuối năm tết cận kề, lại một năm nữa ăn tết xa quê. Hồi tưởng lại ngày xưa cũ, nhớ đến nồi canh chân giò hầm măng thơm ngọt mà năm xưa mẹ nấu, rồi cùng quây quần bên nhau húp sùm sụp, ngon lành không thấy ngán của những bữa cơm, thấy cay cay nơi khóe mắt, nhớ quê nhà, nhớ nồi canh chân giò hầm măng lẫn mùi khói bếp và những tháng năm khốn khó nhưng đầm ấm gia đình.

Hà Minh


Hà Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]