(Baothanhhoa.vn) - Việc công nhận và phong tặng danh hiệu cao quý Nghệ nhân Nhân dân (NNND), Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) được xem là “bước ngoặt” tiếp thêm động lực tinh thần cho các nghệ nhân trong việc bảo tồn giá trị văn hóa dân gian trước nguy cơ mai một. Động lực ấy càng được nhân đôi khi Nghị định số 109/2015/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 109) của Chính phủ được ban hành ngày 28-10-2015, về việc hỗ trợ đối với NNND và NNƯT. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn không ít trăn trở khi đa phần các nghệ nhân tuổi đã cao, trong khi việc tiếp cận chính sách hỗ trợ theo nghị định đến nay vẫn còn chậm trễ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghệ nhân dân gian: Những trăn trở phía sau danh hiệu

Việc công nhận và phong tặng danh hiệu cao quý Nghệ nhân Nhân dân (NNND), Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) được xem là “bước ngoặt” tiếp thêm động lực tinh thần cho các nghệ nhân trong việc bảo tồn giá trị văn hóa dân gian trước nguy cơ mai một. Động lực ấy càng được nhân đôi khi Nghị định số 109/2015/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 109) của Chính phủ được ban hành ngày 28-10-2015, về việc hỗ trợ đối với NNND và NNƯT. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn không ít trăn trở khi đa phần các nghệ nhân tuổi đã cao, trong khi việc tiếp cận chính sách hỗ trợ theo nghị định đến nay vẫn còn chậm trễ.

Nghệ nhân dân gian: Những trăn trở phía sau danh hiệu

Nỗi lòng nghệ nhân

Trong hành trình khôi phục và phát huy trò Xuân Phả, xã Xuân Trường (Thọ Xuân) không thể không nhắc đến NNƯT Đỗ Duy Thủy, người đã gắn bó với trò Xuân Phả suốt 30 năm nay và được xem là thế hệ đầu tiên kế thừa trò Xuân Phả sau những năm tháng chìm trong quên lãng. Không chỉ là người dày công sưu tầm và tích cực cùng với địa phương hoàn thiện các trò diễn đưa trò Xuân Phả trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016, mà nghệ nhân Thủy còn rất say mê, tích cực tham gia các hoạt động truyền dạy lại trò Xuân Phả cho lực lượng trẻ; và cùng với các thành viên trong đội trò Xuân Phả thực hiện việc trình diễn, tham gia biểu diễn trong các sự kiện quan trọng của tỉnh, của đất nước... Với những đóng góp ấy, năm 2018, ông được vinh danh là NNƯT. Tuy nhiên, từ sau khi được vinh danh đến nay, mặc dù là lao động tự do, thu nhập bấp bênh và ông cũng đã làm hồ sơ đề nghị các cấp, các ngành để được nhận mức hỗ trợ theo Nghị định 109, nhưng đến nay vẫn chưa được xem xét. Nói về việc được vinh danh, nghệ nhân Thủy trải lòng: Chúng tôi gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống bằng niềm đam mê, tình yêu và cả trách nhiệm với văn hóa của dân tộc. Khi được phong tặng danh hiệu NNƯT, chúng tôi rất vui. Qua đó, chúng tôi có thêm điều kiện để truyền dạy lại cho thế hệ trẻ hôm nay, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mãi trường tồn và phát triển qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, chúng tôi mong Đảng, Nhà nước có chế độ, chính sách đãi ngộ cho nghệ nhân thiết thực hơn để lớp nghệ nhân chúng tôi yên tâm bảo tồn, phát huy và trao truyền di sản văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận.

Với các NNND, NNƯT trước hay sau khi được tặng danh hiệu cao quý thì họ vẫn luôn cháy bỏng đam mê, âm thầm gìn giữ và trao truyền những vốn quý của di sản văn hóa mà họ đã dành cả đời bảo tồn cho cộng đồng và thế hệ trẻ. Song, vấn đề đặt ra là sau khi được vinh danh, phong tặng danh hiệu, các nghệ nhân sẽ được đãi ngộ như thế nào, hoạt động, cống hiến ra sao. Chia sẻ về vấn đề này, NNƯT Trần Thị Huệ, thị trấn Hà Trung (huyện Hà Trung), bày tỏ: Sau khi được phong tặng NNƯT, điều tôi nhận lại được không phải những khoản hỗ trợ về vật chất mà là môi trường, không gian để phát huy hơn nữa những giá trị đặc sắc của ca trù. Những năm qua, chính quyền địa phương cũng đã hỗ trợ, khuyến khích để tôi mở lớp truyền dạy,... Tôi nghĩ rằng, đây chính điều quý giá nhất với mỗi nghệ nhân khi được phong tặng danh hiệu để nghệ nhân có điều kiện gìn giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của dân tộc. Trong thực tế, dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 109 về chế độ đãi ngộ với các nghệ nhân sau vinh danh, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc chậm trễ chi trả chế độ đãi ngộ dành cho đội ngũ NNƯT ở một vài địa phương ít nhiều cũng ảnh hưởng đến niềm tin của nghệ nhân đối với việc tham gia các hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa. Bởi vậy, chúng tôi rất mong Nhà nước sớm quan tâm đến chế độ, chính sách cho các nghệ nhân, nhất là đối với các cụ đã có tuổi.

Có lẽ điều mà nghệ nhân Thủy, nghệ nhân Huệ mong muốn cũng chính là niềm mong mỏi của rất nhiều nghệ nhân khác. Thực sự, sau khi được phong tặng, ngoài bằng khen và khoản tiền thưởng tương đương với 10 tháng lương tối thiểu, đến nay có không ít nghệ nhân chưa được hưởng thêm khoản hỗ trợ nào khác.

“Tiếp lửa” cho nghệ nhân trao truyền di sản

Chế độ đãi ngộ nghệ nhân sau vinh danh được áp dụng theo Nghị định số 109 về việc hỗ trợ đối với NNND và NNƯT có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn với 3 mức hỗ trợ là 1 triệu đồng, 850.000 đồng, 700.000 đồng/người/tháng. Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, năm 2017, toàn tỉnh có 18 NNND, NNƯT. Trong đó, có 8 nghệ nhân đang được hưởng lương của Nhà nước; 8 nghệ nhân hưởng chế độ người cao tuổi, khuyết tật nên không thuộc diện hỗ trợ theo Nghị định 109 của Chính phủ; còn lại 2 nghệ nhân là được hưởng mức hỗ trợ theo Nghị định 109; các nghệ nhân đều được hưởng bảo hiểm y tế đầy đủ. Song, theo tìm hiểu của chúng tôi tại một số địa phương, nhiều nghệ nhân được vinh danh từ năm 2018 đến nay dù đã làm hồ sơ nhưng hiện vẫn chưa được xem xét. Chẳng hạn, tại xã Xuân Trường (Thọ Xuân), theo chia sẻ của ông Bùi Văn Hùng, phó chủ tịch UBND xã: Toàn xã hiện có 7 nghệ nhân đã được công nhận là NNƯT, trong đó có 2 nghệ nhân được công nhận năm 2015, thì một người đã được hưởng mức hỗ trợ theo Nghị định 109 là 850.000 đồng/tháng; còn lại một người đang hưởng lương công chức nên không thuộc diện hỗ trợ. Đối với 5 nghệ nhân được công nhận năm 2018, họ hầu hết đều là lao động tự do và đã làm hồ sơ gửi lên các cấp, ngành từ năm 2019, nhưng đến nay vẫn chưa được xem xét. Do vậy, những năm qua, việc phong tặng danh hiệu và các nghệ nhân sau khi được vinh danh mới chỉ mang tính chất động viên tinh thần là chính. Đội ngũ nghệ nhân ở địa phương cũng rất mong muốn các cấp, các ngành sớm triển khai để họ thêm phần nào yên tâm và cống hiến với nghề.

Tại huyện Hà Trung hiện có 3 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu, họ đều có những đóng góp tích cực trong việc truyền dạy, bảo tồn các di sản văn hóa của địa phương. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, họ vẫn chưa được hưởng một chính sách nào liên quan đến danh hiệu của mình. Việc hỗ trợ kinh phí cho các nghệ nhân lâu nay vẫn chỉ mang tính chất thời vụ. Nghĩa là khi có hoạt động nào đó có liên quan đến lĩnh vực các nghệ nhân đang nắm giữ thì họ được mời tham gia và có kinh phí.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, nhiều lãnh đạo ở các địa phương đều cho rằng: nghệ nhân dân gian phần lớn đều đã cao tuổi, mọi chính sách hỗ trợ họ cần phải được hiện thực hóa sớm nhất có thể. Sự hỗ trợ kịp thời không chỉ đề cao tính nhân văn trong chính sách của Đảng, Nhà nước với người có đóng góp trong văn hóa khi tuổi đã cao mà còn tranh thủ, phát huy được các giá trị di sản văn hóa quý báu mà các nghệ nhân lưu giữ suốt một đời. Bởi vậy, để các nghệ nhân yên tâm cống hiến, truyền dạy và lưu giữ các giá trị văn hóa dân gian phi vật thể của dân tộc cho các thế hệ sau,... các cơ quan chức năng cần khẩn trương vào cuộc để những chính sách đãi ngộ với nghệ nhân dân gian sớm được triển khai.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt


Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]