(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, nhằm động viên, khích lệ đồng bào các dân tộc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Liên hoan văn hóa các dân tộc, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống

Liên hoan văn hóa các dân tộc, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống

Pồn Pôông được các nghệ nhân huyện Ngọc Lặc trình diễn tại Liên hoan Văn hóa các dân tộc tỉnh lần thứ 17.

Trong những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, nhằm động viên, khích lệ đồng bào các dân tộc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước.

Trong đó, Liên hoan Văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa là sân chơi bổ ích, thiết thực trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Được tổ chức 2 năm một lần, có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật quần chúng đến từ 27 huyện, thị xã, thành phố, với khoảng 1.000 diễn viên, nghệ nhân dân gian và đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Đây là hoạt động văn hóa có ý nghĩa quan trọng, là dịp để đồng bào các dân tộc, các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công không chuyên, trao đổi, học tập kinh nghiệm, phát huy những tài năng, tìm ra lực lượng văn nghệ trẻ tiêu biểu của các dân tộc, từ đó có hướng giúp đỡ, bồi dưỡng trở thành hạt nhân nòng cốt trong việc giữ gìn vốn văn hóa truyền thống của dân tộc. Ngoài ra, tại liên hoan cũng diễn ra nhiều hoạt động biểu diễn với những làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc, các trò chơi, trò diễn dân gian tiêu biểu cho mỗi dân tộc, như: Múa hát Pồn Pôông (Ngọc Lặc), lễ hội Chá Mùn (Lang Chánh), hát khặp dân tộc Thái, dân ca Đông Anh (Đông Sơn), hát Tú Huần (Quảng Xương), trò Xuân Phả (Thọ Xuân)... Đặc biệt, trò diễn Pồn Pôông (Ngọc Lặc) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là loại hình nghệ thuật truyền thống có từ xa xưa của người Mường, bắt nguồn từ “Sử thi đẻ đất đẻ nước”. Hằng năm vào dịp đầu xuân năm mới, lễ hội Pồn Pôông được tổ chức với mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt, ngô lúa đầy bồ...

Để các kỳ hội diễn, liên hoan văn hóa dân tộc, các lễ hội truyền thống thêm phong phú, đa dạng, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương V, khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phục dựng lễ Cấp Sắc tại các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc trong cộng đồng người Dao. Cùng với đó là hướng dẫn, giúp các địa phương xây dựng, củng cố các loại hình câu lạc bộ (CLB), trong đó chú trọng đến CLB đặc thù của mỗi dân tộc như: CLB văn nghệ dân gian: Múa Rùa, múa Bát, Tết Nhảy của dân tộc Dao. Ngoài ra, để khắc phục tình trạng mai một về văn hóa truyền thống bản địa, ngành văn hóa cũng đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan mở lớp truyền dạy như chữ viết, các làn điệu dân ca, nghề truyền thống...

Có thể nói, liên hoan văn hóa các dân tộc là cầu nối giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về văn hóa cũng như sản xuất, từ đó tương trợ nhau cùng phát triển, góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đa dạng, độc đáo của dân tộc tại cộng đồng dân cư đại diện cho các vùng miền xứ Thanh.

Gia Bảo


Gia Bảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]