(Baothanhhoa.vn) - Những tai tiếng gần đây liên quan đến một số người nổi tiếng như nghệ sĩ tham gia quảng cáo có nội dung không đúng, nghệ sĩ phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội, nghệ sĩ kêu gọi quyên góp để làm từ thiện nhưng lại không giải ngân như cam kết... đã làm xấu đi hình ảnh của người nghệ sĩ.

Không để vi phạm đi xa hơn

Những tai tiếng gần đây liên quan đến một số người nổi tiếng như nghệ sĩ tham gia quảng cáo có nội dung không đúng, nghệ sĩ phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội, nghệ sĩ kêu gọi quyên góp để làm từ thiện nhưng lại không giải ngân như cam kết... đã làm xấu đi hình ảnh của người nghệ sĩ.

Không để vi phạm đi xa hơn

Nhằm chấn chỉnh tình trạng này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn gửi các tỉnh, thành, ngành và đơn vị liên quan đề nghị tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hóa - nghệ thuật diễn ra trên địa bàn. Đặc biệt, phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo, an ninh mạng đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động văn hóa - nghệ thuật.

Nói về vấn đề này, trên báo chí, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cho biết, việc ban hành văn bản là rất cần thiết, nhưng ông cũng kêu gọi ý thức tự giác của nghệ sĩ.

Nghệ sĩ là người của công chúng nên bất kỳ hoàn cảnh nào, kể cả trên các trang mạng xã hội cũng phải giữ gìn hình ảnh của mình, và trên hết họ phải đảm bảo trách nhiệm, nghĩa vụ của một công dân. Công chúng không bao giờ chấp nhận người làm nghệ thuật mà lại có những hành xử, phát ngôn thiếu chuẩn mực.

Có thể thấy hiện tượng này không phải bây giờ mới xảy ra. Trước đó đã có một số vụ việc tương tự bị cơ quan chức năng xử phạt, nhưng rồi đâu lại vào đó.

Chỉ khi nào nghệ sĩ ý thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng thì mới tạo ra sự thay đổi trong lời nói, việc làm. Yêu cầu này đặt ra và đòi hỏi lãnh đạo đơn vị quản lý các nghệ sĩ phải tăng cường phổ biến các quy định pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, định hướng cho đội ngũ nghệ sĩ nâng cao nhận thức, trách nhiệm, uy tín của bản thân đối với cộng đồng, xã hội.

Với những nghệ sĩ tự do không thuộc biên chế đơn vị nghệ thuật nào, thì cần đến vai trò giáo dục và thuyết phục của các hội văn học - nghệ thuật địa phương.

Cùng với đó, cộng đồng xã hội cũng phải lên tiếng mạnh mẽ, quyết liệt hơn với những hành vi vi phạm của nghệ sĩ. Bởi xét cho cùng mục tiêu hướng tới của nghệ sĩ là công chúng. Để nhận được sự tôn trọng, quý mến của công chúng, nghệ sĩ phải giữ hình ảnh chuẩn mực, không thể dùng ảnh hưởng của mình đối với công chúng để dẫn dắt chính công chúng đi vào “bụi rậm”. Đừng nghĩ rằng mình nổi tiếng thì công chúng phải chạy theo. Một khi công chúng quay lưng thì sự nổi tiếng có lớn đến mấy cũng chẳng còn ý nghĩa.

Công văn số 1854 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi các tỉnh, thành, ngành về tăng cường quản lý hoạt động văn hóa - nghệ thuật được đánh giá là cần thiết lúc này, đòi hỏi cơ quan quản lý văn hóa ở các ngành, địa phương phải siết chặt hơn công tác quản lý nhà nước cũng như nâng cao vai trò tập hợp, định hướng nghệ sĩ, để những vi phạm của nghệ sĩ không đi xa hơn nữa.

Hạnh Nhiên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]