Khai hội Sết Bóoc Mạy của đồng bào dân tộc Thái huyện Như Thanh
Sáng 31-1 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Quý Mão 2023), tại thôn Mó 1, xã Cán Khê, huyện Như Thanh đã diễn ra Lễ khai hội Sết Bóoc Mạy của đồng bào dân tộc Thái.
Các đại biểu và Nhân dân dự lễ khai hội Sết Bóoc Mạy, thôn Mó 1, xã Cán Khê, Như Thanh.
Dự lễ khai hội có các đồng chí lãnh đạo đại diện Cục Di sản Văn hóa Việt Nam (Bộ VH, TT&DL); Sở VH, TT&DL; Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn Di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa; Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Như Thanh và đông đảo bà con Nhân dân xã Cán Khê.
Nghi thức cúng mó nước, thần linh trong lễ hội Sết Bóoc Mạy.
Người dân về dự lễ hội Sết Bóoc Mạy tại nhà văn hóa thôn Mó 1, xã Cán Khê.
Lễ hội Sết Bóoc Mạy của đồng bào dân tộc Thái thôn Mó 1, xã Cán Khê là một hoạt động tín ngưỡng dân gian đặc sắc, được người dân trong thôn lưu giữ, phát huy và tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm.
Các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Như Thanh tặng hoa và quà cho cán bộ, Nhân dân thôn Mó 1, xã Cán Khê.
Lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã Cán Khê trao hoa, quà cho cán bộ, Nhân dân thôn Mó 1, xã Cán Khê trong lễ hội Sết Bóoc Mạy.
Lễ hội là dịp tái hiện một phần đời sống sinh hoạt cộng đồng của người Thái từ thời khai thiên lập mó đến nay, thông qua những làn điệu dân ca dao duyên, những âm thanh vang vọng khắp núi rừng của tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khua luống, tiếng bòm bu hòa quyện với nhau.
Bóoc Mạy là cây hoa tượng trưng cho đất, trời, thiên nhiên kỳ vĩ, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông muôn hoa, muôn vẻ, vạn vật sinh sôi nảy nở, đơm hoa kết trái, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu thần linh che chở, cầu thần phù hộ tạo phúc cho dân, mọi người đều bình an, khỏe mạnh. Người dân tộc Thái luôn mong muốn được tận hưởng những gì tốt đẹp nhất mà thiên nhiên ban tặng, lạc quan tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.
Trình diễn bòm bu trong lễ hội Sết Bóoc Mạy
Trình diễn khua luống trong lễ hội Sết Bóoc Mạy.
Tại lễ hội đã diễn ra nghi thức cúng mó nước, cúng thần linh và chương trình biểu diễn nghệ thuật hát múa dưới cây bông gồm các tiết mục: Dựng cây hoa; Lễ cầu mưa; Dệt vải quay tơ, thêu thùa; Đưa hoa về Mường trời; Múa khan, nhảy sạp, uống rượu cần; Tổ chức các trò chơi dân gian, liên hoan văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái.
Tiếng trống, tiếng cồng chiêng tại lễ hội vang vọng khắp bản, làng.
Chương trình hát múa dưới cây bông.
Tái hiện cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của đồng bào dân tộc Thái.
Lễ hội Sết Bóoc Mạy của đồng bào dân tộc Thái thôn Mó 1, xã Cán Khê là một hoạt động tín ngưỡng dân gian đặc sắc được lưu truyền từ thời xa xưa.
Phát biểu tại lễ hội, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Như Thanh Đặng Tiến Dũng trân trọng cảm ơn Cục Di sản Văn hóa (Bộ VH, TT&DL), Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở VH, TT&DL, Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn Di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa thời gian qua đã dành sự quan tâm đặc biệt giúp đỡ huyện, các địa phương trong huyện xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần quan trọng để Nhân dân huyện Như Thanh có cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng tốt đẹp hơn.
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Như Thanh Đặng Tiến Dũng phát biểu khai hội Sết Bóoc Mạy.
Đồng chí cho biết, Lễ hội Sết Bóoc Mạy thôn Mó 1, xã Cán Khê được tổ chức thường niên vào mùng 10 tháng Giêng với nhiều hoạt động nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy và phát triển giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; xây dựng tình đoàn kết, thống nhất trong cộng đồng, tạo nên sức mạnh để cộng đồng người Thái và Nhân dân thôn Mó 1 và xã Cán Khê thi đua phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Qua đó tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người Như Thanh đến với bạn bè trong và ngoài tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) của Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Lễ hội đang trong quá trình làm hồ sơ đệ trình Bộ VH, TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đây là niềm vinh dự lớn cho địa phương, cho đồng bào dân tộc Thái thôn Mó 1, xã Cán Khê nói riêng và huyện Như Thanh nói chung.
Đồng chí đề nghị, cấp ủy, chính quyền, Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể ở xã Cán Khê xây dựng kế hoạch, phối hợp tốt với các phòng, ban chuyên môn của huyện, các địa phương trong huyện bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của Lễ hội Sết Bóoc Mạy; Gắn việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái với việc phát huy các lợi thế của địa phương, nhất là tiềm năng, lợi thế về du lịch, các yếu tố tự nhiên, lịch sử văn hóa... để phát triển mạnh kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng xã Cán Khê trở thành xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2024.
Ngọc Huấn
{name} - {time}
- 2023-03-23 08:34:00
Bảo tồn và phát huy giá trị Văn hóa Sa Huỳnh
- 2023-03-23 06:30:00
[Infographics] 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022
- 2023-01-30 14:28:00
Chuyển biến từ việc thực hiện nếp sống văn minh tại huyện Như Xuân
Linh thiêng… Ngàn Nưa
Gấp rút chuẩn bị khai mạc Lễ hội Đền Nưa - Am Tiên năm 2023
Lễ hội khai hạ suối cá thần Cẩm Lương
Hội làng...
Hấp lực Thảo nguyên điện xanh những ngày đầu năm mới 2023
Du lịch Thanh Hóa khởi sắc trong dịp đầu xuân
Vị ngọt đầu xuân
Du lịch Việt rộn ràng đầu xuân
Thiệu Hóa sôi nổi tổ chức Hội thao “Mừng Đảng - Mừng Xuân” và trưng bày sách, báo, ấn phẩm xuân Quý Mão 2023