(Baothanhhoa.vn) - Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, internet, huyện Quảng Xương đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Từ đây việc đọc sách không chỉ trở thành thói quen của các tầng lớp Nhân dân mà còn là công cụ hữu ích để hướng tới đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, xây dựng cuộc sống ý nghĩa, tốt đẹp và nhân văn hơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Quảng Xương chú trọng phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, internet, huyện Quảng Xương đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Từ đây việc đọc sách không chỉ trở thành thói quen của các tầng lớp Nhân dân mà còn là công cụ hữu ích để hướng tới đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, xây dựng cuộc sống ý nghĩa, tốt đẹp và nhân văn hơn.

Huyện Quảng Xương chú trọng phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Người dân thôn Xa Thư, xã Quảng Bình thường xuyên đọc sách tại nhà văn hóa thôn.

Để xây dựng văn hóa đọc trong Nhân dân, cấp ủy, chính quyền huyện Quảng Xương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân trên địa bàn huyện thường xuyên đọc sách, báo nhằm tạo thói quen, kỹ năng và phương pháp đọc hiệu quả. Đồng thời tổ chức nhiều hoạt động phong phú, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp Nhân dân như: Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam; triển lãm sách báo; ngày hội đọc sách; hội thi kể chuyện theo sách; các phong trào đóng góp sách; hướng dẫn kỹ năng đọc, chọn sách phù hợp cho từng đối tượng.

Năm 2021, hưởng ứng “Ngày sách Việt Nam” lần thứ 8, thư viện huyện tổ chức trưng bày tranh ảnh, sách, báo, chỉ đạo các phòng đọc báo thôn, khu phố giao lưu sách báo với huyện. Cũng trong dịp này, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện đã trao tặng 350 đầu sách cho 3 tủ sách báo cho các thôn: Mậu Đông (xã Quảng Lưu), Tiên Vệ 1 (xã Quảng Định) và An Toàn (xã Quảng Đức). Đồng thời phát động phong trào quyên góp sách với chủ đề “Góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay” ở tất cả các đơn vị trường học trên địa bàn huyện. Qua đó đã thu về được hàng nghìn đầu sách bổ sung cho thư viện nhà trường.

Trong khuôn khổ các hoạt động “Ngày sách Việt Nam” lần thứ 8, hệ thống trường học thuộc các bậc học phổ thông đã tổ chức “Ngày hội đọc sách” với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường như: hoạt động giới thiệu sách tại thư viện hoặc trong các buổi sinh hoạt tập thể; thi giới thiệu cuốn sách hay, thi vẽ tranh, kể chuyện về các chủ đề biển, đảo; phát động phong trào đọc sách trong cán bộ, giáo viên và học sinh tại thư viện nhà trường... Nhiều nhà trường tiếp tục phát động, tổ chức hoạt động quyên góp, tặng sách; khuyến khích học sinh giữ gìn sách giáo khoa sạch đẹp để quyên góp ủng hộ học sinh các lớp sau trong nhà trường và học sinh ở các trường vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn để đảm bảo có đủ sách khi đến trường, không phải bỏ học vì thiếu sách.

Trong những năm qua, việc xây dựng và phát triển hệ thống thư viện từ huyện xuống cơ sở với nguồn sách phong phú, phù hợp với nhu cầu của bạn đọc cũng là một trong những hoạt động được huyện Quảng Xương quan tâm. Đến nay, toàn huyện có 1 thư viện cấp huyện, với trên 12.000 đầu sách báo, 5 máy tính có kết nối internet; 188 tủ sách pháp luật bố trí tại các nhà văn hóa thôn, khu phố, với nhiều thể loại sách phục vụ cho Nhân dân về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế và tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Để xây dựng nguồn sách phong phú, hàng năm, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện đã vận động các nguồn xã hội hóa đóng góp sách từ bạn đọc, công ty sách; phối hợp với Thư viện tỉnh, các công ty sách thực hiện luân chuyển sách, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, đáp ứng nhu cầu đọc sách của người dân địa phương. Nhiều địa phương đã chú trọng tuyên truyền vai trò của việc đọc sách trong các buổi sinh hoạt thôn, hội, nhóm để người dân biết và đến đọc, mượn sách tại thư viện và tủ sách tại các nhà văn hóa thôn, khu phố. Tiêu biểu như thôn Xa Thư (xã Quảng Bình), nhiều năm nay, việc đọc sách tại thôn đã lan rộng đến mọi tầng lớp Nhân dân, từ thanh, thiếu niên cho đến người già. Với hàng trăm đầu sách, báo thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: pháp luật, khoa học - kỹ thuật, văn học... tủ sách thôn Xa Thư ngày càng trở thành một phần không thể thiếu của người dân nơi đây. Ông Phạm Công Phổ (80 tuổi) chia sẻ rằng, là một nhà giáo về hưu và đam mê làm thơ nên tôi thường xuyên ra tủ sách nhà văn hóa thôn để đọc, vừa rèn luyện trí nhớ và tinh thần minh mẫn vừa để giao lưu, truyền năng lượng đọc sách tích cực đến tầng lớp trẻ.

Tuy nhiên, theo ông Lê Bá Hiền, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Quảng Xương, cùng với những kết quả đạt được, việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng trên địa bàn huyện Quảng Xương cũng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, đó là: Cơ sở vật chất ở một số thư viện, tủ sách tại các địa phương còn thiếu, các đầu sách chưa nhiều, chưa phong phú về thể loại. Đối tượng đọc sách hiện nay có xu thế lựa chọn những thông tin ngắn gọn, tiếp cận nhanh chóng ở mọi nơi, mọi lúc. Bên cạnh đó, phát triển mạnh mẽ của internet cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa đọc trong cộng đồng.

Hướng tới hình thành thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác cho người dân trên địa bàn huyện. Huyện Quảng Xương đã xây dựng và ban hành Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, tập trung vào một số giải pháp như: đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội về tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc. Xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc phù hợp với từng nhóm đối tượng. Vận động, khuyến khích các tầng lớp Nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức xây dựng, duy trì thói quen đọc tài liệu dạng giấy, tài liệu điện tử phù hợp với điều kiện thực tế. Đẩy mạnh phát triển thư viện tư nhân, tủ sách dòng họ, tủ sách gia đình, tủ sách khuyến học. Hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống thư viện tư nhân và loại hình tủ sách. Bổ sung tiêu chí các xã thành lập được các câu lạc bộ đọc sách hoặc nhóm bạn yêu sách tại các thôn, khu phố vào tiêu chuẩn xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao hoặc kiểu mẫu. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện công lập, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Tổ chức giao lưu trao đổi sách và tài liệu khác, học tập kinh nghiệm phát triển văn hóa đọc với các thư viện của các huyện, thị xã, thành phố phù hợp với quy định của pháp luật.

Bài và ảnh: Hoài Anh


Bài và ảnh: Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]