(Baothanhhoa.vn) - Huyện Quan Hóa có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: Thái, Mường, Mông, Kinh, Hoa. Trong đó, đồng bào Thái, Mường, Mông chiếm hơn 91%. Mặc dù những năm qua sự giao thoa giữa các nền văn hóa diễn ra mạnh mẽ, song đồng bào các dân tộc ở huyện vùng cao Quan Hóa vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Quan Hóa giữ gìn văn hóa truyền thống các dân tộc

Huyện Quan Hóa có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: Thái, Mường, Mông, Kinh, Hoa. Trong đó, đồng bào Thái, Mường, Mông chiếm hơn 91%. Mặc dù những năm qua sự giao thoa giữa các nền văn hóa diễn ra mạnh mẽ, song đồng bào các dân tộc ở huyện vùng cao Quan Hóa vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc.

Thi gói bánh chưng tại Lễ hội Mường Ca Da.

Nhận thức rõ những lợi ích, tiềm năng của văn hóa dân tộc trong phát triển kinh tế, văn hóa, Đảng bộ, chính quyền huyện Quan Hóa đã có nhiều giải pháp để khơi dậy, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Trong đó, huyện đã ban hành Chỉ thị số 07-CT/HU về “Đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang” và kế hoạch thực hiện “Đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn huyện Quan Hóa”. Từ năm 2000 đến nay, huyện đã triển khai thực hiện phục dựng, bảo tồn nhiều lễ hội, các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Đáng kể nhất, năm 2013 huyện đã phục dựng lại Lễ hội mường Ca Da và được tổ chức 5 năm/1 lần, với quy mô cấp huyện. Đồng thời, các làng nghề dệt thổ cẩm, đan lát truyền thống ở Hồi Xuân, Phú Nghiêm... cũng được khôi phục góp phần phát triển kinh tế du lịch, quảng bá hình ảnh về quê hương Quan Hóa. Ngoài ra, hàng năm vào dịp lễ, tết, hội làng, các trò chơi, trò diễn mang sắc thái đặc trưng của đồng bào các dân tộc trong huyện được khơi dậy. Hiện trên địa bàn huyện có 2 lễ hội gồm: Chá Chiêng, mường Ca Da vẫn lưu giữ được những làn điệu dân ca, dân vũ, cùng các trò chơi dân gian truyền thống đặc sắc của đồng bào Thái như: Khặp, khua luống, trống chiêng, nhảy sạp, hát ru, kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy, đu quay, đi cà kheo.

Mặc dù đồng bào Mông, Mường ở huyện Quan Hóa ít hơn các địa phương khác ở khu vực miền núi, nhưng với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, nhiều giá trị văn hóa đặc sắc như: Thổi khèn bè, thổi sáo Ôi của đồng bào Mông, hát xường, cồng chiêng của đồng bào Mường và các lễ hội dân gian truyền thống vẫn được bảo tồn, gìn giữ. Bên cạnh trang phục, ẩm thực, tập quán tốt đẹp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, ở hầu hết các bản, làng vẫn còn lưu giữ được những nếp nhà sàn truyền thống của đồng bào Thái, Mường hay ở các bản đồng bào Mông vẫn giữ được 100% nếp nhà truyền thống.

Song song với việc bảo tồn, phục dựng những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc, huyện Quan Hóa còn đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”. Thông qua phong trào, hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở từng bước được hoàn thiện, đời sống tinh thần, mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng lên. Toàn huyện đã xây dựng được 60 thiết chế văn hóa cơ sở, có 149 làng, bản đơn vị văn hóa, 40% gia đình trong huyện được công nhận gia đình văn hóa.

Mặc dù huyện Quan Hóa còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây đã và đang được bảo tồn và phát huy.


Bài và ảnh: Cầm Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]