(Baothanhhoa.vn) - Với phương châm hướng mạnh hoạt động về cơ sở, lấy nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân làm nội dung, thôn dân cư là địa bàn hoạt động, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nông Cống đã và đang tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Nông Cống quan tâm xây dựng đời sống văn hóa

Với phương châm hướng mạnh hoạt động về cơ sở, lấy nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân làm nội dung, thôn dân cư là địa bàn hoạt động, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nông Cống đã và đang tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Huyện Nông Cống quan tâm xây dựng đời sống văn hóa

Một tiết mục văn nghệ tại đêm chung kết liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Nông Cống.

Có được chuyển biến đó, chính quyền địa phương đã phối hợp với các cấp, các ngành cụ thể hóa các chương trình, mục tiêu sát với thực tiễn nhằm đưa phong trào TDĐKXDĐSVH ngày càng chất lượng, hiệu quả. Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện phong trào được quan tâm với nhiều hình thức đa dạng, thiết thực trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức tuyên truyền trực quan như pa-nô, băng rôn, khẩu hiệu, tranh, ảnh, thông tin lưu động; tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng... giúp người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tác động của phong trào đối với cuộc sống. Quy trình đăng ký, bình xét và đề nghị công nhận các danh hiệu văn hóa được các địa phương tổ chức thực hiện trên tinh thần công khai, dân chủ, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chất lượng. Qua các phong trào thi đua, hàng năm tại các ngành, các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn huyện có 100% cán bộ, công nhân viên, người lao động tham gia bình xét, xếp loại các danh hiệu thi đua, trong đó trên 75% cá nhân, tập thể đạt tiên tiến, xuất sắc.

Cùng với đó, phong trào xây dựng gia đình văn hóa được triển khai sâu rộng tới từng thôn, làng, khu phố, từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trở thành cuộc vận động lớn, được các gia đình, các dòng họ, các địa phương trong toàn huyện hưởng ứng. Các gia đình văn hóa là nhân tố tích cực, quan trọng trong việc giữ gìn, bảo vệ các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc trước tác động của mặt trái xã hội. Qua tổng kết hàng năm, tỷ lệ hộ gia đình đăng ký, xây dựng gia đình văn hóa luôn đạt ở mức cao, việc bình xét, công nhận ở các xã, thị trấn đảm bảo dân chủ, công khai, bám sát các tiêu chuẩn theo quy định. Năm 2018, toàn huyện có trên 40 nghìn hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 83%; 30% số hộ được công nhận gia đình thể thao.

Song song với việc xây dựng gia đình văn hóa, huyện Nông Cống chú trọng xây dựng làng, thôn, tiểu khu văn hóa. Phong trào xây dựng làng, thôn, tiểu khu văn hóa được khởi nguồn từ mô hình làng văn hóa Đông Cao (xã Trung Chính). Năm 1993 – 1994, Ban Chỉ đạo TDĐKXDĐSVH huyện Nông Cống đã chọn các xã Trung Chính, Trung Thành, Tế Lợi để chỉ đạo nhân ra diện rộng, sau đó lần lượt các xã, thị trấn trong huyện đã tổ chức phát động khai trương xây dựng làng, thôn văn hóa. Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, các làng, thôn, tiểu khu thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, tham gia hội diễn nghệ thuật quần chúng, các hoạt động trên đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, góp phần ngăn chặn sự xâm nhập các tệ nạn xã hội. Các làng, thôn tiêu biểu trong phong trào xây dựng làng, thôn văn hóa là: Đông Cao (Trung Chính), làng Văn Đôi (Hoàng Giang), làng Cương Quyết (Tế Lợi), làng Yên Minh (Trường Sơn), làng Hậu Áng (Công Liêm)... Nếu như năm 2000 toàn huyện có 84/315 làng, thôn, tiểu khu khai trương xây dựng văn hóa, trong đó có 12 đơn vị được công nhận danh hiệu văn hóa cấp tỉnh, cấp huyện; cả 32/32 xã, thị trấn đều có làng, thôn, tiểu khu đăng ký, khai trương xây dựng văn hóa thì đến hết năm 2018, 100% làng, thôn, tiểu khu trên địa bàn huyện đã khai trương xây dựng văn hóa.

Việc thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội cũng được tổ chức theo đúng quy định và ngày càng đi vào nền nếp, tạo được sự đồng thuận của đông đảo cán bộ và các tầng lớp nhân dân. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn đã được các cấp, các ngành quản lý và khai thác sử dụng có hiệu quả phục vụ công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Đến nay, toàn huyện có trên 290 nhà văn hóa làng, thôn, tiểu khu, 17 nhà văn hóa xã, thị trấn và 1 trung tâm văn hóa - thể dục thể thao cấp huyện, 33 sân bóng đá, 237 khu thể thao thôn, làng, 330 sân bóng chuyền, 120 sân cầu lông, 2 nhà tập luyện thi đấu, 70 bàn bóng bàn và 2 sân quần vợt. Hầu hết các thiết chế văn hóa thể thao đều phát huy được tính năng, tác dụng phục vụ có hiệu quả việc hội họp, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao... từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của người dân.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]