(Baothanhhoa.vn) - Các di sản văn hóa phi vật thể được ví như một “tấm gương” phản ánh chiều sâu, giá trị của một nền văn hóa. Chính vì lẽ đó, công tác bảo tồn, phục hồi và chống xuống cấp di tích luôn cần được coi trọng nhằm bảo vệ và trao truyền di sản của cha ông cho các thế hệ sau.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ công tác bảo tồn, phục hồi và chống xuống cấp di tích

Các di sản văn hóa phi vật thể được ví như một “tấm gương” phản ánh chiều sâu, giá trị của một nền văn hóa. Chính vì lẽ đó, công tác bảo tồn, phục hồi và chống xuống cấp di tích luôn cần được coi trọng nhằm bảo vệ và trao truyền di sản của cha ông cho các thế hệ sau.

Hiệu quả từ công tác bảo tồn, phục hồi và chống xuống cấp di tích

Di tích Lăng, miếu Triệu Tường (huyện Hà Trung) được đầu tư tôn tạo.

Theo số liệu kiểm kê của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, hiện toàn tỉnh có 1.535 di tích. Trong đó, có 854 di tích đã được xếp hạng các cấp (thuộc cả 4 loại là di tích lịch sử; di tích kiến trúc nghệ thuật; di tích khảo cổ; danh lam thắng cảnh); bao gồm: 1 di sản văn hóa thế giới; 5 di tích quốc gia đặc biệt; 139 di tích quốc gia; 709 di tích cấp tỉnh. Cùng với đó, có 8 di sản được công nhận là bảo vật quốc gia. Công tác bảo tồn, phục hồi và chống xuống cấp di tích được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, do đó, chỉ tính riêng từ năm 2017 đến tháng 7-2021, đã có 20 dự án đã và đang được triển khai. Trong đó, có 12 dự án do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp làm chủ đầu tư (7 dự án đã hoàn thành; 2 dự án đang thi công; 3 dự án đang chuẩn bị đầu tư); với tổng kinh phí đã cấp là 409,807 tỷ đồng; có 8 dự án do các đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí đã cấp là 49,881 tỷ đồng. Bên cạnh đó là các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích do các huyện, thị xã, thành phố làm chủ đầu tư. Cụ thể: có 145 di tích đã được lập hồ sơ bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo; trong đó, 126 di tích đã hoàn thành và đưa vào khai thác, phát huy giá trị (33 di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia và 93 di tích cấp tỉnh).

Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh đã và đang nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành. Đặc biệt, căn cứ vào khả năng cân đối các nguồn lực và tình hình thu – chi, hàng năm tỉnh ta đã dành khoảng 30 - 56 tỷ đồng (nguồn sự nghiệp tăng cường cơ sở vật chất ngành văn hóa; kết hợp với nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách huyện, xã và các nguồn huy động hợp pháp khác), để đầu tư trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích. Tính riêng giai đoạn 2016-2020, ngân sách tỉnh đã bố trí 177,22 tỷ đồng (nguồn vốn tăng cường cơ sở vật chất ngành văn hóa), tăng gấp 3,16 lần so với giai đoạn 2011-2015 (55,945 tỷ đồng) để trùng tu, tôn tạo và chống xuống cấp cho 120 lượt di tích thuộc 24 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó có 45 di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới, với tổng kinh phí hỗ trợ là 108,059 tỷ đồng; 16 dự án tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm, với tổng số vốn được cấp là 410,221 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển (ngân sách tỉnh là 387,221 tỷ đồng, ngân sách Trung ương là 23 tỷ đồng).

Trong công tác bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và chống xuống cấp di tích, bên cạnh nguồn lực từ ngân sách các cấp, thì việc huy động nguồn lực xã hội hóa đóng vai trò quan trọng. Theo đó, giai đoạn 2017-2021, tổng số kinh phí kêu gọi xã hội hóa cho công tác bảo tồn di sản đạt trên 781,464 tỷ đồng. Trong đó, dự án do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện là 46,5 tỷ đồng; dự án do các địa phương thực hiện là 734,964 tỷ đồng. Nhiều địa phương trong tỉnh đã có cách thức huy động sáng tạo, hiệu quả; điển hình như huyện Yên Định đã huy động được 205,34 tỷ đồng để đầu tư tu bổ 9 lượt di tích; TP Thanh Hóa huy động được 137,57 tỷ đồng đầu tư tu bổ 15 lượt di tích; huyện Cẩm Thủy huy động được 60 tỷ đồng đầu tư tu bổ 1 di tích; huyện Hoằng Hóa huy động được 57 tỷ đồng đầu tư tu bổ 11 lượt di tích; huyện Hậu Lộc huy động được 56,3 tỷ đồng đầu tư tu bổ 13 lượt di tích; thị xã Bỉm Sơn huy động được 33,05 tỷ đồng đầu tư tu bổ 7 lượt di tích; huyện Như Thanh huy động được 13,1 tỷ đồng đầu tư tu bổ 3 lượt di tích; huyện Đông Sơn huy động được 10,662 tỷ đồng đầu tư tu bổ 5 lượt di tích... Qua đó, góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị các di tích, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của Nhân dân; đồng thời, khai thác phục vụ phát triển du lịch, thúc đẩy kinh tế - xã hội các địa phương phát triển.

Để đạt được những kết quả kể trên, có thể nói, công tác tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh những năm qua đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Qua đó, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về di tích cũng ngày càng được nâng cao và mang lại hiệu quả rõ rệt so với giai đoạn trước. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với công tác bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích cũng từng bước được nâng lên. Các dự án tu bổ, phục hồi di tích đã thu hút sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành trong việc thẩm định, hướng dẫn, giám sát thực hiện. Trong đó, sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan ngày càng được củng cố nên công tác tu bổ, phục hồi di tích đa số đã tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hóa. Ngoài ra, hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hỗ trợ kinh phí trùng tu, chống xuống cấp các di tích trên địa bàn tỉnh; kế hoạch đầu tư phát triển của ngành văn hóa, thể thao và du lịch (bao gồm các dự án bảo tồn, tôn tạo di tích); chương trình mục tiêu phát triển văn hóa...

Đặc biệt, từ khi Luật Di sản văn hóa có hiệu lực, các văn bản hướng dẫn luật ra đời đã giúp công tác quản lý Nhà nước về tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích có nhiều chuyển biến tích cực. Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có các văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền Luật Di sản văn hóa, các văn bản của Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành Trung ương về công tác tu bổ và phục hồi di tích. Đồng thời, tích cực vận động Nhân dân tham gia công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích; xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm đất đai xâm phạm di tích. Ngoài ra, theo kế hoạch hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất về công tác bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích. Qua đó, giúp cơ quan quản lý văn hóa, chính quyền các địa phương phát huy hiệu quả vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực di sản nói chung, công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích nói riêng, nhất là giảm đáng kể các vi phạm về quy trình thủ tục triển khai các dự án, cũng như ngăn chặn, xử lý các sai phạm tại các dự án trùng tu, tôn tạo di tích.

Bài và ảnh: Hoàng Xuân


Bài và ảnh: Hoàng Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]