(Baothanhhoa.vn) - Chiều 25-8, Ban Văn hoá - Xã hội (VH-XH) HĐND tỉnh do đồng chí Đào Xuân Yên, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng ban VH-XH HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã thực hiện giám sát tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) về công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 đến nay.

Giám sát công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn Thanh Hóa

Chiều 25-8, Ban Văn hoá - Xã hội (VH-XH) HĐND tỉnh do đồng chí Đào Xuân Yên, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng ban VH-XH HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã thực hiện giám sát tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) về công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 đến nay.

Giám sát công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn Thanh Hóa

Đồng chí Đào Xuân Yên, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng ban VH-XH HĐND tỉnh chủ trì buổi giám sát.

Theo báo cáo của Sở VH, TT&DL, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.535 di tích được kiểm kê, bảo vệ. Trong đó có 854 di tích đã được xếp hạng, gồm 5 di tích quốc gia đặc biệt, 139 di tích quốc gia, 709 di tích cấp tỉnh. Từ năm 2017 đến nay, công tác quản lý về di tích luôn được các cấp, ngành quan tâm thực hiện, đạt nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, toàn tỉnh đã có 9 di tích được nghiên cứu, lập quy hoạch, 20 dự án đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Sở VH, TT&DL và các đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư. Số di tích được bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo do các huyện, thị xã, thành phố làm chủ đầu tư là 145. Nguồn kinh phí bảo quản, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp các di tích trên địa bàn tỉnh từ nguồn ngân sách do Trung ương hỗ trợ là 59,50 tỷ đồng, tỉnh hỗ trợ là 168,74 tỷ đồng, từ các huyện, xã hơn 164,51 tỷ đồng, từ nguồn xã hội hoá trên 781,46 tỷ đồng…

Giám sát công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn Thanh Hóa

Đại biểu tham gia ý kiến tại buổi giám sát.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn những tồn tại, hạn chế đó là: Còn một số di tích chưa được xếp hạng; ngân sách nhà nước đầu tư cho di tích còn hạn hẹp dẫn đến khó khăn trong công tác trùng tu, tôn tạo di tích; tiến độ triển khai các dự án bảo quản, tu bổ di tích còn chậm; việc phát huy giá trị các di tích gắn liền với phát triển du lịch hiệu quả chưa cao…

Giám sát công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn Thanh Hóa

Đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát biểu tại buổi giám sát.

Sau khi các đại biểu phát biểu ý kiến, làm rõ một số vấn đề có liên quan, phát biểu kết luận tại buổi giám sát, đồng chí Đào Xuân Yên, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng ban VH-XH HĐND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao những kết quả mà Ngành VH, TT&DL đã đạt được trong công tác công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh thời gian qua.

Đồng chí cho rằng công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế là do đặc thù của di tích liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, có yêu cầu cao về thẩm mỹ, kiến trúc nghệ thuật, nên khi triển khai thực hiện mất rất nhiều thời gian, nguồn kinh phí dành cho công tác tu bổ, phục hồi còn thấp, các di tích hầu hết có tuổi đời rất lâu trải qua thời gian, ảnh hưởng của thiên tai nên nhiều di tích bị xuống cấp và trở thành phế tích; tiến độ thực hiện các công trình di tích còn chậm, kéo dài; việc huy động nguồn kinh phí xã hội hoá còn hạn chế…

Về nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng ban VH-XH HĐND tỉnh đề nghị các cấp, ngành quan tâm bố trí kinh phí trong công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá. Đồng thời, tăng cường tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý di tích. Khắc phục tình trạng chậm trễ trong thực hiện các công trình di tích lịch sử - văn hoá; quan tâm tham mưu cho tỉnh trong việc lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công đảm bảo khách quan, công bằng. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa nguồn lực tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá…

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]