(Baothanhhoa.vn) - Di tích khảo cổ Mái Đá Điều, xã Hạ Trung (Bá Thước) được phát hiện năm 1984. Sau khi được phát hiện, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khai quật và thu được nhiều hiện vật quý hiếm.

Di tích khảo cổ Mái Đá Điều, vết tích người Việt cổ

Di tích khảo cổ Mái Đá Điều, xã Hạ Trung (Bá Thước) được phát hiện năm 1984. Sau khi được phát hiện, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khai quật và thu được nhiều hiện vật quý hiếm.

Di tích khảo cổ Mái Đá Điều, vết tích người Việt cổCác nhà khảo cổ học khai quật Di tích Mái Đá Điều, xã Hạ Trung (Bá Thước).

Năm 1984, trong cuộc điều tra khảo cổ miền Tây Thanh Hóa, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện một loạt hang động cổ sinh hóa thạch ở huyện Bá Thước, bao gồm: Hang làng Tráng, xã Lâm Xa; hang Cuôn, xã Tân Lập; hang Cốc, xã Thiết Ống; hang Mái Đá Điều, xã Hạ Trung. Trong số các hang này, Mái Đá Điều được Viện Khảo cổ học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam khai quật 4 lần vào các năm 1986, 1988, 1993 và 1996. Riêng cuộc khai quật 1988 và 1993 là nằm trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Bulgaria. Quá trình khai quật kết quả thu được nhiều hiện vật công cụ bằng đá như mảnh tước đã tu chỉnh, rìu ngắn, công cụ 1/4 viên cuội được xác định là công cụ của “chủ nhân” văn hóa Sơn Vi muộn, kéo dài đến văn hóa Hòa Bình. Ðặc biệt, tại đây đã tìm thấy 10 mộ cổ, trong đó, có một mộ song táng, có hai bộ xương chớm hóa thạch còn tương đối nguyên vẹn. Trong hang có những thạch nhũ đẹp, như có bàn tay khéo léo sắp đặt của tạo hóa, làm nên vẻ đẹp lộng lẫy, thu hút khách tham quan khi đến nơi đây. Ngoài hang Mái Đá Điều là tổ mối khổng lồ án ngữ trước cửa hang. Theo ông Trương Văn Lục (84 tuổi), thôn Khiêng, xã Hạ Trung thì tổ mối có từ khi thôn được thành lập, các cụ cao niên trong thôn quan niệm, đây chính là biểu tượng tâm linh giữa con người và vạn vật tự nhiên. Chính sự đông đúc của tổ mối sẽ đem lại bình yên, no ấm cho bà con trong thôn, vì vậy, không ai dám phá vỡ sự yên ổn của tổ mối. Ngay cả các đoàn khảo cổ học nước ngoài khi khai quật Di tích khảo cổ Mái Đá Điều cũng tránh đụng chạm đến tổ mối, khiến câu chuyện về tổ mối linh thiêng, kỳ bí và khó lý giải.

Nhận thấy tầm quan trọng, giá trị đặc biệt của Mái Đá Điều, năm 2005 UBND tỉnh đã công nhận nơi đây là Di tích khảo cổ học cấp tỉnh. Hàng năm cứ vào ngày 15 tháng Giêng, xã Hạ Trung lại mở hội, dâng hương tế thần núi. Ngoài việc tế lễ trời đất, còn có phần hội với các trò chơi, trò diễn như: Đẩy gậy, tung còn, nhảy sạp, múa cây bông, đánh mảng... Lễ hội Di tích khảo cổ Mái Đá Điều là dịp để mọi người tụ hội, gặp gỡ chúc phúc, cùng nhau cầu cho mưa thuận gió hòa, mọi nhà được bình an, hạnh phúc.

Ông Trương Hồng Bin, Chủ tịch UBND xã Hạ Trung cho biết: Di tích khảo cổ Mái Đá Điều là địa chỉ quen thuộc của các nhà khảo cổ học, nghiên cứu lịch sử, với những cuộc khai quật và nghiên cứu trong nhiều năm qua. Dù có giá trị, nhưng di chỉ khảo cổ Mái Đá Điều không thể truyền tải thông điệp của quá khứ đến công chúng, khi chưa có sự quan tâm thỏa đáng của các cấp có thẩm quyền, cơ quan chức năng cùng sự hợp tác chặt chẽ của các chuyên gia ngành văn hóa, du lịch. Để di tích này không bị con người xâm lấn làm biến dạng, phá vỡ cảnh quan môi trường, xã Hạ Trung đã đầu tư xây dựng tường rào, cử người trông coi, làm vệ sinh quanh khu di tích. Hiện nay, xã Hạ Trung cũng đang đề nghị với các cấp có thẩm quyền công nhận Di tích khảo cổ Mái Đá Điều là Di tích khảo cổ cấp quốc gia.

Bài và ảnh: Xuân Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]