Để di sản “sống” cùng đời sống thay cho bị “nhốt” trong sự an toàn
Quản lý, phát huy tốt giá trị di sản văn hóa sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, có những địa phương vẫn tư duy theo kiểu “sợ trách nhiệm”, dẫn tới tình trạng di sản phải nằm “đắp chiếu”.
Tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn (xã Xuân Lập, Thọ Xuân) hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị như lệnh chỉ, địa tự, sắc phong, hương án, chóe, bát cổ và chiếc đĩa đá tương truyền là của vua nhà Tống tặng vua Lê Đại Hành. Các hiện vật này từ năm 2017 được địa phương bảo quản tại phòng riêng, bảo mật bằng nhiều lớp cửa, chỉ trưng bày bằng hình ảnh chụp lại. Đây là cách bảo tồn nguyên trạng, nhằm đảm bảo sự an toàn. Tuy nhiên, một lưu ý rất lớn trong công tác trưng bày là không gì có thể thay thế được hiện vật gốc. Chỉ có hiện vật gốc mới phản ánh đầy đủ nhất thông tin và phát huy tác dụng tối đa giá trị.
GS, TS Từ Thị Loan, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia từng nêu quan điểm rằng, một số bảo tàng sở hữu cổ vật, bảo vật quốc gia nhưng do lo mất trộm, hư hại, nên chủ yếu thiên về cất giữ, cách ly với đời sống xã hội. Cách ứng xử này có nguyên nhân do sợ trách nhiệm, sợ làm sai. Nếu chỉ bảo tồn di sản theo kiểu “đóng băng” thì rất khó phát huy giá trị, không khai thác được phương diện kinh tế, không phục vụ được mục tiêu phát triển.
Còn nói về việc có những hiện vật quý nhưng lo hư hỏng, mất mát khiến một số địa phương rất vất vả trong việc bảo vệ, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa Trịnh Đình Dương cho biết, các địa phương có thể gửi hiện vật vào bảo tàng để bảo tàng giữ hộ, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày trong các chuyên đề. Đây là việc pháp luật cho phép. Như thế hiện vật vừa an toàn, lại phát huy được tác dụng.
Tư tưởng có cổ vật phải giấu thật kỹ tồn tại không chỉ với cá nhân mà cả với tập thể, và đây là sợi dây ngăn cách giữa hiện vật và công chúng. Làm gì để biến các giá trị di sản văn hóa thành “lực lượng vật chất” thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội là câu hỏi lớn trên bình diện quốc gia, nhưng nó phải được trả lời và giải quyết tốt từ chính những cán bộ làm công tác quản lý văn hóa ở cơ sở, chính quyền cấp xã. Cùng với đó, phải xây dựng được hệ thống chính sách đồng bộ cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, để khuyến khích, nâng cao hơn trách nhiệm của cán bộ và cơ quan quản lý. Luật Di sản văn hóa đang trong quá trình lấy ý kiến để sửa đổi; cùng với việc tham gia trách nhiệm vào quá trình sửa luật, cá nhân, tổ chức liên quan phải nâng cao tâm thế, trách nhiệm để đón nhận và thực hiện khi luật được sửa đổi. Có thế mới hy vọng phát huy giá trị di sản văn hóa vào đời sống, thay cho phải “nhốt” di sản trong sự an toàn, đi kèm nhiều hệ lụy như đang xảy ra ở một số địa phương.
Tuệ Minh
{name} - {time}
-
2024-12-27 14:33:00
“Đào, phở và piano”: Điểm sáng của văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2024
-
2024-12-27 10:37:00
Trò chơi Con mực mùa 2: Kỳ vọng gì từ cuộc trả thù đẫm máu?
-
2024-03-17 09:25:00
Khai mạc triển lãm tranh màu nước lớn nhất tại Việt Nam từ trước tới nay
[Podcast] Truyện ngắn: Hoa vàng bến đợi
Khơi dậy phong trào văn nghệ quần chúng
Tôn vinh giá trị di sản văn hóa Lễ hội Đền Bà Triệu
[E-Magazine] - Đường về tháng ba
Gia tăng trải nghiệm cho du khách dịp đầu xuân
Báo Anh ngỡ ngàng với vẻ đẹp ngôi làng châu Âu trên đỉnh núi Bà Nà
BLACKPINK là nhóm K-pop nữ đầu tiên có bài hát vượt 1 tỷ lượt nghe trên Spotify
Chợ phiên Ngàm Pốc - nơi hội tụ sắc màu vùng cao
Các văn nghệ sĩ không ngừng lao động sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị