(Baothanhhoa.vn) - Để đưa văn hóa đọc phát triển lên tầm cao mới, từ năm 2022 Thủ tướng Chính phủ thống nhất lấy ngày 21-4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam thay cho Ngày sách Việt Nam trước đây. Việc thay đổi tên gọi nhằm nâng tầm, phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa đọc, đưa việc đọc sách dần trở lại trong đời sống.

Chấn hưng văn hóa đọc

Để đưa văn hóa đọc phát triển lên tầm cao mới, từ năm 2022 Thủ tướng Chính phủ thống nhất lấy ngày 21-4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam thay cho Ngày sách Việt Nam trước đây. Việc thay đổi tên gọi nhằm nâng tầm, phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa đọc, đưa việc đọc sách dần trở lại trong đời sống.

Chấn hưng văn hóa đọc

Sách quan trọng như thế nào trong đời sống là điều mà gần như ai cũng biết. Đọc sách giúp chúng ta tiếp cận khoa học - kỹ thuật. Sách cũng là kênh giải trí, giáo dục, tăng tính thẩm mỹ. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ nghe, nhìn, mạng xã hội đã tạo điều kiện cho con người có nhiều lựa chọn cách tiếp cận với tri thức nhân loại. Và cùng với sự ra đời của những thiết bị công nghệ đã đẩy con người đến với thói quen mới đó là đọc lướt, đọc nhanh, đọc những thứ theo trào lưu hoặc bị dẫn dắt bởi những thông tin của nhà cung cấp dịch vụ thay vì nghiền ngẫm những cuốn sách hay như trước. Tiện lợi nhưng cũng nảy sinh nhiều bất cập và không loại trừ tiềm ẩn cả những cạm bẫy. Những thông tin thiếu kiểm soát từ các nền tảng nghe, nhìn có thể đưa con người chệch hướng.

Vẫn biết mỗi giai đoạn lịch sử sự tiếp nhận thông tin của con người là khác nhau. Nhưng có một điều không thay đổi đó là người đọc có quyền được đọc ấn phẩm và thông tin phù hợp, chứ không phải đọc theo cách bị dẫn dắt, đọc thụ động.

Văn hóa đọc đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nhân cách cá nhân, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển con người, cũng chính là sự phát triển thịnh vượng của mỗi quốc gia, dân tộc. Song làm thế nào để người dân, nhất là thế hệ trẻ hôm nay thích đọc sách, yêu sách, trân quý sách là điều mà nhiều cơ quan chức năng, nhà xuất bản, thư viện băn khoăn. Gần đây chúng ta đã có những phong trào nhằm nâng cao văn hóa đọc, khuyến khích đọc sách tổ chức thông qua các hội chợ sách, giao lưu với tác giả, nhà xuất bản... Các nhà tổ chức đang tìm ra hướng đi để chạm đến từng con người, đánh thức thói quen đọc sách của từng cá nhân, mỗi gia đình. Đơn cử như Thư viện tỉnh liên tục đưa sách về cơ sở tổ chức ngày hội đọc sách, phát động hưởng ứng Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc trong đông đảo học sinh trên địa bàn và tặng sách cho trường học. NXB Thanh Hóa quảng bá sách do mình ấn hành tại các sự kiện văn hóa để đưa sách đến gần bạn đọc hơn. Những cách làm đang được các đơn vị xúc tiến, rất cần các cơ quan, đơn vị hưởng ứng, để cùng đánh thức văn hóa đọc một cách mạnh mẽ hơn.

Cùng với xã hội và nhà trường, gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng và duy trì thói quen đọc sách cho trẻ. Vậy nên hãy dẫn dắt, hình thành cho con trẻ thói quen đọc sách. Thay cho việc trao vào tay chúng những chiếc điện thoại thông minh kết nối Internet, thì hãy trao cho chúng những cuốn sách phù hợp lứa tuổi và thường xuyên đưa chúng đến những cửa hàng sách thay cho việc đưa đến các điểm vui chơi. Những phần thưởng cho trẻ cũng cần được thay đổi, trong đó có sách. Và một vấn đề nữa, để tăng lượng người đọc sách, thư viện cũng cần số hóa sách, xây dựng thư viện số để tiết kiệm chi phí cho người đọc.

Thay đổi tên gọi Ngày sách Việt Nam để chấn hưng văn hóa đọc là việc làm cần thiết, nhằm truyền đi một thông điệp, đánh thức văn hóa đọc, giúp nâng tầm trí thức, đưa Việt Nam sớm trở thành một quốc gia hùng cường. Từng người một hãy nhận ra giá trị, mục tiêu đó để cùng đồng hành bằng khả năng có thể.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]