(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhiều trường học trên địa bàn các huyện miền núi còn đưa nội dung giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc vào các chương trình hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh (HS).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong trường học

Những năm gần đây, cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhiều trường học trên địa bàn các huyện miền núi còn đưa nội dung giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc vào các chương trình hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh (HS).

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong trường học

Giờ học chữ Thái của cô, trò Trường THCS dân tộc nội trú Thường Xuân.

Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Thượng (Quan Sơn) có 140 HS, hầu hết là con em dân tộc Thái. Tại đây, ngoài dạy học các chương trình chính khóa, nhà trường còn hướng cho HS giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Thái qua các buổi hoạt động ngoại khóa và lồng ghép tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian để các em được hòa mình vào không gian văn hóa các dân tộc. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức các hội thi vào các ngày lễ lớn của đất nước, như: Lễ mừng cơm mới; Tết của người Thái; chúng em với nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc Thái... Tại lễ hội, các em HS được thi hát khặp, thi trình diễn trang phục dân tộc Thái; học đánh chiêng, trống, khua luống; học các câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ nói về đạo đức, lối sống, sinh hoạt hằng ngày của đồng bào Thái...

Trường THCS dân tộc nội trú (DTNT) Bá Thước có quy định vào thứ 2 hằng tuần và các ngày lễ lớn trong năm, các em HS đều phải mặc trang phục truyền thống của dân tộc. Đồng thời, lồng ghép các chương trình giáo dục địa phương vào từng môn học. Đó là truyền dạy cho HS về kiến trúc nhà sàn, trang phục, ẩm thực truyền thống dân tộc Mường, Thái; văn hóa phi vật thể, các làn điệu dân ca, trò chơi dân gian, nhạc cụ dân tộc... Nội dung chương trình giáo dục được thực hiện thường xuyên theo hình thức tích hợp qua các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân... Các thầy, cô giáo được phân công nhiệm vụ truyền dạy văn hóa cũng tích cực tìm hiểu, sưu tầm tranh, ảnh qua sách, báo để khai thác, nắm bắt các nét văn hóa truyền thống của từng dân tộc trên địa bàn, từ đó có thêm kiến thức nhằm truyền dạy cho HS được tốt hơn.

Năm học 2017-2018, huyện Thường Xuân đã chọn Trường THCS DTNT Thường Xuân dạy thí điểm học chữ Thái. Đây là trường đầu tiên trong 13 trường THCS DTNT trong tỉnh mở lớp dạy tiếng và chữ viết dân tộc Thái cho các em học sinh. Trong các năm học 2017-2018, 2018-2019, nhà trường có 120 HS khối lớp 8, 9 được tham gia học chữ Thái. Mỗi tuần các em được học 6 tiết vào các buổi chiều và thứ 7 hằng tuần. Đến nay, hầu hết các em HS đều thích học và đọc, nghe, viết được ngôn ngữ dân tộc Thái. Trong thời gian tới, huyện Thường Xuân sẽ nhân rộng đến tất cả các trường THCS, các xã có đông đồng bào dân tộc Thái sinh sống.

Nhờ sự coi trọng việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, các thầy, cô giáo đã giúp các em nâng cao nhận thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, từ đó thu hút các em tham gia vào hoạt động của nhà trường, xây dựng môi trường học tập thân thiện, HS tích cực.

Bài và ảnh: Khánh Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]