(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, những năm qua các huyện miền núi nói chung, đặc biệt là các huyện miền núi có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống đã có nhiều giải pháp, cách làm cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Mường

Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Mường

Lễ hội rước nước hang Bàn Bù của đồng bào dân tộc Mường, xã Ngọc Khê (Ngọc Lặc) mới được khôi phục.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, những năm qua các huyện miền núi nói chung, đặc biệt là các huyện miền núi có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống đã có nhiều giải pháp, cách làm cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

Huyện Ngọc Lặc có 4 dân tộc Kinh, Mường, Thái, Dao cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm gần 71%. Đồng bào dân tộc Mường ở đây còn lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống vô cùng phong phú với nhiều nét văn hóa đặc sắc của địa phương, như: Sử thi “Đẻ đất - đẻ nước” và hệ thống các lễ hội, trò chơi, trò diễn truyền thống, như: Đánh cồng chiêng, hát xường, múa Pồn Pôông, đánh mẳng, sắc bùa, ném còn... nếu không có giải pháp bảo tồn, thì giá trị văn hóa dân tộc Mường dễ bị mai một. Trước thực trạng trên, những năm qua huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, tăng cường việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Đến nay, huyện đã thành lập câu lạc bộ văn hóa dân gian Mường với 72 hội viên... Đặc biệt, Lễ hội Pồn Pôông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản phi vật thể cấp quốc gia. Các di tích danh lam thắng cảnh được trùng tu, tôn tạo; nhiều lễ hội, trò chơi, trò diễn dân gian được khôi phục.

Trong kho tàng văn hóa dân tộc Mường ở Cẩm Thủy không thể không nhắc đến kiến trúc nhà sàn, trang phục, ẩm thực, phong tục, tập quán, các trò chơi, trò diễn dân gian của đồng bào dân tộc Mường ở xã Cẩm Lương. Hiện nay, người dân nơi đây còn gìn giữ nhiều làn điệu dân ca trữ tình đằm thắm, nhiều trò chơi, trò diễn dân gian hấp dẫn. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc Mường ở đây luôn được chú trọng. Huyện Cẩm Thủy đã tổ chức các lớp tập huấn nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng; tổ chức đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm ở nhiều tỉnh phía Bắc có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống; xây dựng câu lạc bộ cồng, chiêng; khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống và các trò chơi, trò diễn truyền thống; đầu tư các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch cộng đồng theo hướng đảm bảo tiện nghi nhưng vẫn mang phong cách truyền thống dân tộc Mường.

Huyện Bá Thước chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh các phong trào xây dựng làng văn hóa, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; dòng họ hiếu học; giữ gìn an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm. Sức lan tỏa sâu rộng của các phong trào đã tạo ra động lực tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Hiện nay đồng bào dân tộc Mường ở Bá Thước vẫn lưu giữ nhiều vốn văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú và đa dạng. Ngoài những đặc trưng về trang phục, ngôn ngữ, phong tục tập quán, huyện còn khôi phục lại nhiều lễ hội của đồng bào dân tộc Mường.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường ở các huyện miền núi không chỉ góp phần xây dựng, phát triển đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Khánh Linh


Khánh Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]