(Baothanhhoa.vn) - Miền núi xứ Thanh là vùng đất hội tụ nhiều đồng bào dân tộc anh em cùng sinh sống. Những làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào nơi đây đã hòa quyện tạo nên những giá trị âm nhạc dân gian đặc sắc. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nguy cơ bị mai một nhiều loại hình âm nhạc truyền thống dân tộc đang hiện hữu, vì vậy việc bảo tồn, gìn giữ mạch nguồn dân ca, dân vũ đã, đang được các địa phương khu vực miền núi trong tỉnh quan tâm thực hiện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ xứ Thanh

Miền núi xứ Thanh là vùng đất hội tụ nhiều đồng bào dân tộc anh em cùng sinh sống. Những làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào nơi đây đã hòa quyện tạo nên những giá trị âm nhạc dân gian đặc sắc. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nguy cơ bị mai một nhiều loại hình âm nhạc truyền thống dân tộc đang hiện hữu, vì vậy việc bảo tồn, gìn giữ mạch nguồn dân ca, dân vũ đã, đang được các địa phương khu vực miền núi trong tỉnh quan tâm thực hiện.

Bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ xứ Thanh

Nét văn hóa truyền thống được nhân dân xã Quang Chiểu (Mường Lát) thể hiện trong những dịp lễ tết.

Dưới ánh lửa bập bùng giữa núi rừng thanh vắng, lời ca, tiếng hát hòa cùng nhịp điệu cồng chiêng của các thành viên câu lạc bộ (CLB) văn hóa dân tộc Mường và CLB cồng chiêng của xã Quang Trung (Ngọc Lặc) đã thực sự thu hút chúng tôi. Họ say sưa luyện tập, thể hiện những làn điệu dân ca du dương, với những lời ca dung dị, mộc mạc, người nghe như được hòa mình trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Mường nơi đây. Để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, những năm qua xã Quang Trung luôn chú trọng xây dựng, hỗ trợ phát triển được nhiều CLB văn nghệ dân gian, góp phần nuôi dưỡng nghệ thuật âm nhạc ở địa phương. Trong đó, đã thành lập CLB văn hóa dân gian dân tộc Mường và CLB cồng chiêng. Thông qua CLB này, xã đã phát động toàn thể hội viên tham gia sưu tầm vốn văn hóa dân gian của dân tộc Mường, đồng thời tổ chức dàn dựng, biểu diễn những làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc đã bị mai một, như: Hát xường, múa cây bông, đánh cồng chiêng... Theo báo cáo của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ngọc Lặc, đến nay huyện đã thành lập các CLB văn hóa dân gian Mường tại một số xã, với 72 hội viên là những nghệ nhân tâm huyết với hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian.

Tại huyện Cẩm Thủy, trong những năm qua cũng có nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy các làn điệu dân ca, dân vũ, lễ hội và những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường, như: Văn hóa cồng chiêng, hát ru, hát sắc bùa... Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo các địa phương hỗ trợ, đầu tư công tác sưu tầm, bảo tồn các làng nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm, các lễ hội truyền thống; phục dựng, duy trì tổ chức các hoạt động văn hóa đặc sắc như: Nhảy sạp, ném còn, đánh cù, bắn nỏ, đẩy gậy... từ đó tạo sân chơi lành mạnh, góp phần nâng cao đời sống tinh thần trong các tầng lớp nhân dân. Huyện cũng chú trọng đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, địa điểm sinh hoạt văn hóa; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”...

Dân ca, dân vũ là văn hóa phi vật thể có từ ngàn xưa, là sản phẩm tinh thần ngợi ca con người, cuộc sống, cảnh vật thiên nhiên thể hiện qua những điệu múa, lời ca, duy trì các hoạt động văn hóa này góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống xứ Thanh.

Bài và ảnh: Gia Bảo


Bài Và Ảnh: Gia Bảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]