(Baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu hỗ trợ, san sẻ một phần gánh nặng chi phí cho người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ học nghề và tư vấn, giới thiệu việc làm mới, giúp họ sớm trở lại thị trường lao động, chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã trở thành chỗ dựa cho người lao động; giảm áp lực tài chính cho người sử dụng lao động...

Vai trò quan trọng của chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Với mục tiêu hỗ trợ, san sẻ một phần gánh nặng chi phí cho người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ học nghề và tư vấn, giới thiệu việc làm mới, giúp họ sớm trở lại thị trường lao động, chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã trở thành chỗ dựa cho người lao động; giảm áp lực tài chính cho người sử dụng lao động...

Vai trò quan trọng của chính sách bảo hiểm thất nghiệpNgười lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa.

Để chính sách đến với người lao động, hằng năm Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa đều xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHTN đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức, như: Phát tờ rơi tại các phiên giao dịch việc làm, các doanh nghiệp, tại trung tâm. Treo áp phích tuyên truyền về chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh. Đăng tin, bài trên các báo và đài phát thanh truyền hình tỉnh; trên trang thông tin điện tử của trung tâm. Tư vấn, trả lời qua điện thoại, gmail, fanpage, OA zalo, website... các câu hỏi của người lao động và người sử dụng lao động liên quan đến chính sách, thủ tục giải quyết chế độ BHTN. Ngoài ra, trung tâm còn làm bảng thông tin đặt tại văn phòng trung tâm, bảng niêm yết thủ tục hành chính. In ấn bản hướng dẫn thủ tục hồ sơ hưởng BHTN để phát tận tay người lao động, giúp họ hiểu rõ hơn những quy định về quyền lợi, trách nhiệm và thủ tục hồ sơ khi tham gia BHTN...

Bằng các giải pháp trên, trung tâm đã cung cấp thông tin thị trường lao động đến tổ chức, cá nhân, người lao động về chính sách lao động, việc làm, thông tin tuyển dụng lao động... với số lượng người tiếp cận ước từ 200.000 đến 300.000 lượt người/năm. Số lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm, tư vấn học nghề khoảng 70.000 đến 80.000 lượt người/năm. Tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp khoảng 30.000 người/năm... Trong 6 tháng đầu năm 2024, trung tâm đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với 12.376 lao động.

Là một trong số rất nhiều người lao động bị mất việc làm đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa làm thủ tục đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, anh Nguyễn Văn Hải, ở xã Điền Lư (Bá Thước), cho biết: "Tôi làm công nhân gia công lắp ráp linh kiện điện tử cho một công ty ở tỉnh Bắc Giang được hơn 5 năm. Khi dịch COVID-19 bùng phát, đơn hàng bị giảm sụt nên công ty đã cắt giảm hàng trăm lao động. Đến nay, tuy thị trường dần ổn định trở lại nhưng công ty vẫn thực hiện cắt giảm giờ làm, không tăng ca khiến thu nhập của tôi cùng nhiều lao động khác bị sụt giảm. Do thu nhập thấp, chi phí ăn ở, sinh hoạt cao nên tôi nghỉ việc, trở về quê và đến trung tâm làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tại đây, tôi được cán bộ, nhân viên hướng dẫn làm thủ tục rất nhanh chóng, thuận tiện và còn được tư vấn, giới thiệu việc làm mới phù hợp, mức thu nhập tạm ổn...".

Cũng đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, chị Mai Thị Hải, ở xã Nga Tiến (Nga Sơn) chia sẻ: "Sau khi hoàn tất thủ tục, tôi đã nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký. Theo đó, tôi được trợ cấp thất nghiệp trong 3 tháng, với tổng số tiền gần 12 triệu đồng, tuy không nhiều nhưng nó rất đáng giá, giúp tôi bớt khó khăn trong thời gian mất việc, đi tìm việc làm mới".

Theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa Mai Văn Hảo, "để người lao động thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi từ chính sách BHTN, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ người lao động thất nghiệp, mất việc làm đến trung tâm làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện chính sách BHTN bằng việc đẩy mạnh hoạt động tư vấn trực tuyến, xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý lao động, cơ sở dữ liệu về BHTN. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Bảo hiểm xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh và các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp đúng thời gian theo quy định của Luật Việc làm; tư vấn, giới thiệu người lao động tham gia các khóa đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cũng như quản lý chặt chẽ đối tượng học nghề. Thường xuyên tổ chức các hội nghị tuyên truyền cho các đơn vị, doanh nghiệp, người lao động trên địa bàn tỉnh...

Đối với các đơn vị chức năng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHTN nhằm rà soát, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về BHTN. Từ đó có các giải pháp ngặn chặn, xử lý kịp thời để chính sách BHTN thực sự là công cụ quản trị thị trường lao động hữu hiệu.

Bài và ảnh: Mai Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]