(Baothanhhoa.vn) - Những khó khăn, bất cập trong việc triển khai và ứng dụng kết quả các đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN), đang là rào cản khiến cho KH&CN, có lúc có nơi, chưa thực sự trở thành lực đẩy cho kinh tế - xã hội phát triển. Do đó, tháo gỡ các rào cản là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị lúc này.

Ứng dụng khoa học và công nghệ: Khoảng cách từ lý thuyết đến thực tiễn (Bài cuối) - Nỗ lực tháo gỡ các rào cản

Những khó khăn, bất cập trong việc triển khai và ứng dụng kết quả các đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN), đang là rào cản khiến cho KH&CN, có lúc có nơi, chưa thực sự trở thành lực đẩy cho kinh tế - xã hội phát triển. Do đó, tháo gỡ các rào cản là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị lúc này.

Ứng dụng khoa học và công nghệ: Khoảng cách từ lý thuyết đến thực tiễn (Bài cuối) - Nỗ lực tháo gỡ các rào cảnHội đồng KH&CN tỉnh tổ chức phiên họp xác định nhiệm vụ KH&CN năm 2024, định hướng ưu tiên nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2025. Ảnh: P.V

Cộng đồng trách nhiệm

Mặc dù hoạt động khoa học có tính đặc thù, song để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ KH&CN thì rất cần sự vào cuộc và cộng đồng trách nhiệm của nhiều cấp, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Trước hết, với vai trò là cơ quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh trong công tác quản lý nhà nước về KH&CN, Sở KH&CN cần chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, hạn chế của các tổ chức, cá nhân được giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Đồng thời, có biện pháp xử lý đối với các tổ chức, cá nhân chủ trì không thực hiện nghiêm về nội dung, tiến độ, kết quả nhiệm vụ KH&CN, hay việc tham gia đối ứng còn hạn chế. Kiên quyết tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất cho dừng thực hiện nhiệm vụ KH&CN, khi xét thấy đơn vị chủ trì không còn đủ năng lực, nhiệm vụ không đạt mục tiêu, thời gian kéo dài, không còn thiết thực, hiệu quả, để kịp thời thu hồi kinh phí về ngân sách.

Cùng với đó, để khắc phục tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về nhiệm vụ KH&CN, các ngành, đơn vị chức năng cần giám sát chặt chẽ công tác xét duyệt các nhiệm vụ, tránh việc thẩm định, tuyển chọn tràn lan. Ðối với những mô hình nghiên cứu, thí điểm không hiệu quả, cần cân nhắc việc tiếp tục thực hiện để tránh lãng phí ngân sách. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng hội đồng tư vấn, thẩm định nội dung, tài chính các nhiệm vụ KH&CN; kiên quyết loại bỏ những đề xuất thiếu tính khả thi. Đặc biệt, các cơ quan, đơn vị cần quản lý chặt chẽ các nhiệm vụ KH&CN từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Chú trọng công tác kiểm tra các điều kiện nghiệm thu dự án, đề tài khoa học trước khi tiến hành nghiệm thu...

Ngoài ra, Sở KH&CN cần tiếp tục rà soát, tham mưu đề xuất với Bộ KH&CN và UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung các quy định quản lý nhiệm vụ KH&CN, nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, triển khai nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh, HĐND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển KH&CN theo hướng thiết thực, hiệu quả; nâng cao chất lượng tham mưu, xét duyệt, tuyển chọn các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Đồng thời, phối hợp tốt với các sở, ngành, UBND các cấp tăng cường quản lý nhiệm vụ KH&CN; tổ chức các hội đồng tư vấn và công tác thẩm định, thanh tra, kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao kết quả nghiên cứu KH&CN. Đặc biệt, tích cực đôn đốc các đơn vị chủ trì phối hợp chặt chẽ các cấp, ngành, các doanh nghiệp trong xây dựng phương án và tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh...

Yêu cầu về “4 tính”

Song song với việc khắc phục những tồn tại, hạn chế trong lựa chọn, triển khai và ứng dụng các nhiệm vụ KH&CN vào sản xuất và đời sống; thì việc tiếp tục đánh giá và lựa chọn các nhiệm vụ KH&CN mới, cũng luôn là nhiệm vụ quan trọng, là yêu cầu đặt ra cho các cấp, ngành, địa phương, đơn vị. Đồng thời, các nhiệm vụ KH&CN được lựa chọn phải đáp ứng được “4 tính”, bao gồm tính cấp thiết, tính mới, tính tiên tiến và tính khả thi. Bởi “4 tính” này sẽ là sự bảo đảm cho các nhiệm vụ KH&CN được triển khai và ứng dụng một cách hiệu quả, thiết thực, đúng địa chỉ và tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng.

Trước yêu cầu trên, trong dự thảo Thông báo đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, bắt đầu thực hiện từ năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đặt ra nhiệm vụ định hướng nghiên cứu KH&CN cụ thể cho từng lĩnh vực. Chẳng hạn, trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiếp tục quan tâm ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác quản lý, khai thác đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm sản... Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong khảo sát, thiết kế, vật liệu mới, thiết bị, xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị, hệ sinh thái nông nghiệp, nông nghiệp xanh, sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ...

Ứng dụng khoa học và công nghệ: Khoảng cách từ lý thuyết đến thực tiễn (Bài cuối) - Nỗ lực tháo gỡ các rào cảnMô hình nuôi tôm công nghệ cao tại Công ty CP Thương mại Cảnh Long, phường Hải Châu (thị xã Nghi Sơn).

Hay trong lĩnh vực công thương, chú trọng ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) để quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường; tự động hóa trong sản xuất, vận hành, bảo dưỡng; thiết kế, chế tạo máy móc và thiết bị công nghiệp (đặc biệt là ngành công nghiệp phụ trợ); vận hành các hoạt động chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics; phát triển các ứng dụng quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử... Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để thiết kế, chế tạo và sản xuất các phương tiện giao thông, xe điện, thiết bị nông nghiệp...

Cần phải thừa nhận rằng, bản chất của hoạt động KH&CN là tìm kiếm cái mới, có tính thử nghiệm cao nên sẽ khó chắc chắn về khả năng thành công hoàn toàn. Do đó, hoạt động KH&CN luôn có độ trễ nhất định và tiềm ẩn tính rủi ro. Thế nhưng, có quan điểm cho rằng, không nên coi một nghiên cứu khoa học thất bại là sự lãng phí tiền của, công sức, trí tuệ. Bởi lẽ, một nghiên cứu khoa học không thành công nhưng có thể gợi mở, thậm chí là có đóng góp nhất định để làm rõ, hay tìm ra hướng đi đúng đắn, giúp các nhà khoa học bắt đầu một nghiên cứu mới. Với nhận thức đó, thì việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN thời gian tới, có thể sẽ gặp những khó khăn, thách thức, nhưng cũng có thể sẽ cho những kinh nghiệm, những bài học, những sự định hướng mới.

Vai trò của KH&CN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là không thể phủ nhận. Do đó, để KH&CN thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh của nó, ngày 30/7/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 690/TTg-KGVX về việc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan rà soát, tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đột phá, các giải pháp toàn diện, hiệu quả để thúc đẩy phát triển KH&CN và khuyến khích đổi mới sáng tạo. Đồng thời, xác định rõ việc cần “ban hành cơ chế đặc thù, chấp nhận rủi ro, thất bại trong nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ; tạo dựng khuôn khổ pháp lý để triển khai các cơ chế thí điểm, thử nghiệm và đặc thù đối với các loại hình, mô hình kinh tế mới dựa trên KHCN và đổi mới sáng tạo, khẩn trương ra đời thị trường KH&CN phát triển công khai minh bạch, hội nhập và bền vững; nghiên cứu, mạnh dạn đề xuất, triển khai các chế độ, chính sách đãi ngộ vượt trội cho đội ngũ nghiên cứu KH&CN”... Hy vọng, từ sự định hướng này sẽ tạo cơ sở và động lực để các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh tiếp tục mạnh dạn đề xuất và đầu tư nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống.

Nghị quyết Trung ương 6, khóa XI của Đảng nhấn mạnh: Phát triển và ứng dụng KH&CN là quốc sách hàng đầu và là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội. Trong khi, Nghị quyết 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, cũng xác định: Phát triển KH&CN là giải pháp, là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo. Trước yêu cầu đó, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành KH&CN là rất lớn. Do đó, cùng với việc nỗ lực khắc phục những hạn chế, yếu kém; thì càng cần khơi dậy tinh thần trách nhiệm và đam mê nghiên cứu, sáng tạo khoa học trong đội ngũ cán bộ nghiên cứu KH&CN. Đồng thời, hành động mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa để KH&CN phát triển và đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa.

Nhóm PV

Tin liên quan:


 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]