Ứng dụng khoa học - công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng hàng hóa
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất giống và sản xuất thương phẩm cây rau và hoa trong nhà lưới theo hướng hàng hóa, từng bước góp phần thay đổi tập quán sản xuất của bà con, những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng và chăm sóc rau, hoa cho đồng bào các huyện miền núi, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân địa phương.
Mô hình trồng hoa đồng tiền trong nhà lưới tại xã Đồng Lương (Lang Chánh).
Chị Lê Thị Mai - một trong những kỹ sư luôn tâm huyết với việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật cây trồng cho đồng bào miền núi của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, cho biết: Xuất phát từ thực tế người dân các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh, như: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân... từ lâu đã gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp do địa hình phức tạp, đất sản xuất manh mún. Người dân chủ yếu canh tác theo phương pháp truyền thống, thiếu kiến thức về kỹ thuật canh tác hiện đại cũng như tiếp cận thị trường trong lĩnh vực trồng hoa, rau trong nhà lưới để tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị cao mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Từ thực tế đó, được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan, chị đã triển khai Dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn nước CHDCND Lào”.
Dự án được triển khai tại xã Đồng Lương (Lang Chánh) và thị trấn Thường Xuân (Thường Xuân), trên tổng diện tích hơn 7.000m2. Tham gia dự án có 1 HTX và 1 hộ dân, đồng thời 200 người dân được tập huấn kỹ thuật sản xuất giống, thương phẩm rau, hoa trong nhà lưới, bao gồm các quy trình: Công nghệ nhân giống hoa cúc bằng phương pháp giâm cành, công nghệ nhân giống hoa hồng bằng phương pháp ghép; kỹ thuật sản xuất rau cải bẹ, trồng cà chua ghép trên gốc cà tím, sản xuất các loại rau ngắn ngày (cải xanh) theo tiêu chuẩn VietGAP; kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền...
Nói về hiệu quả bước đầu của mô hình mang lại, bà Lương Thị Niệm ở xã Đồng Lương, cho biết: Để sản xuất thành công các loại rau, hoa trồng trong nhà lưới, người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật, như: Áp dụng đúng theo các quy trình công nghệ; chăm sóc và theo dõi chế độ sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa theo chu kỳ; thu hái bảo quản sản phẩm phải đúng quy cách theo liên doanh, liên kết với các nhà hàng, doanh nghiệp... Điều quan trọng hơn cả là người dân được tiếp cận với khoa học - kỹ thuật, thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phương thức sản xuất hàng hóa, từ đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Theo kỹ sư Lê Thị Mai, sau 2 năm thực hiện dự án, HTX và hộ dân đã sản xuất được hàng nghìn cây giống hoa cúc, hoa hồng; xây dựng được các bản hướng dẫn kỹ thuật của các loại rau và hoa phù hợp với điều kiện sản xuất tại thị trấn Thường Xuân và xã Đồng Lương. Từ bản hướng dẫn này, người dân ở các địa phương làm dự án nói riêng và bà con đồng bào miền núi nói chung có thể áp dụng vào sản xuất hàng hóa, mang lại giá trị kinh tế cao.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, để đảm bảo hiệu quả chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa, rau trong nhà lưới cho bà con, các kỹ sư nông nghiệp thường xuyên có mặt tại các điểm sản xuất để “cầm tay chỉ việc”, theo dõi, hỗ trợ kỹ thuật cho bà con kịp thời. Bên cạnh đó, viện còn hỗ trợ người dân trong khâu thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Các kỹ thuật thu hoạch đúng thời điểm, phân loại và đóng gói sản phẩm được hướng dẫn chi tiết. Viện cũng kết nối với các doanh nghiệp, thương lái để tạo đầu ra ổn định cho nông sản. Nhiều hộ dân đã làm chủ được kỹ thuật, mở rộng diện tích sản xuất rau và hoa hàng hóa. Thu nhập từ trồng rau và hoa cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa truyền thống. Một số vùng đã hình thành các khu sản xuất rau, hoa tập trung, tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương.
Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, khí hậu của các huyện miền núi thường mưa lũ kéo dài, ngập lụt, nước từ thượng nguồn đổ xuống, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cây trồng. Vì vậy, thời gian tới Viện Nông nghiệp Thanh Hóa sẽ tiếp tục mở rộng địa bàn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho bà con nông dân các huyện miền núi, phát triển thêm các mô hình trồng rau, hoa công nghệ cao, tăng cường liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cho người dân, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm rau, hoa đặc trưng của vùng...
Có thể nói, chương trình chuyển giao khoa học - kỹ thuật của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã và đang góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho đồng bào miền núi, góp phần giảm nghèo bền vững và XDNTM tại địa phương.
Bài và ảnh: Lê Nhân
{name} - {time}
-
2025-01-03 06:45:00
iPhone 17 lột xác - Đáng tiền hay chiêu trò?
-
2024-12-30 07:39:00
Những sản phẩm công nghệ đáng chờ đợi trong năm 2025
-
2024-12-27 10:21:00
5 lưu ý khi mua máy hút bụi công nghiệp từ Kaercher
Áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để giám sát trẻ em sử dụng mạng xã hội
Dòng sản phẩm Samsung Galaxy S25 Series
Google DeepMind ra mắt AI tạo video thế hệ mới giúp giảm thiểu rủi ro deepfake
Công ty OpenAI phát hành phiên bản mới nhất của trình tạo video
Trung Quốc “trình làng” máy tính lượng tử siêu dẫn 504 qubit
Samsung ra mắt dịch vụ đăng ký thiết bị gia dụng sử dụng AI
Tính năng mới nhưng không lạ của trình duyệt Chrome
Cuối năm sắm MacBook mới, giá tốt bất ngờ chỉ có tại Oneway