(Baothanhhoa.vn) - AI là viết tắt của Artificial Intelligence có nghĩa là trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo. Công nghệ AI mô phỏng được những suy nghĩ, khả năng học tập... của con người áp dụng cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Ngày nay, công nghệ AI là thuật ngữ phổ biến và được ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề.

Ứng dụng công nghệ AI trong đời sống

AI là viết tắt của Artificial Intelligence có nghĩa là trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo. Công nghệ AI mô phỏng được những suy nghĩ, khả năng học tập... của con người áp dụng cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Ngày nay, công nghệ AI là thuật ngữ phổ biến và được ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề.

Ứng dụng công nghệ AI trong đời sốngHội nghị “Giới thiệu các nền tảng bản đồ số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh” do Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa tổ chức.

Ứng dụng AI đã và đang tạo ra kỷ nguyên mới cho lĩnh vực giáo dục. Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ việc dạy học của giáo viên và học sinh, giúp cho hoạt động dạy, học trở nên thuận tiện hơn, đồng thời góp phần nâng cao trải nghiệm giáo dục, tạo thuận lợi cho việc quản lý giáo dục. Trong đó, phần mềm ứng dụng công nghệ AI trong chấm thi trắc nghiệm đang được áp dụng thí điểm tại Trường THCS Cù Chính Lan (TP Thanh Hóa). Việc ứng dụng công nghệ AI vào chấm thi chắc nghiệm tạo nên sự hứng thú trong hoạt động dạy học của cả giáo viên và học sinh.

Để áp dụng phần mềm AI trong chấm thi trắc nghiệm, mỗi học sinh sẽ được cấp 1 mã số, mã đề khác nhau và làm bài theo hình thức trắc nghiệm. Sau thời gian làm bài theo quy định, bài thi được cô giáo thu và đưa vào chấm trên máy.

Cô Lê Thị Hoa, Hiệu trưởng Trường THCS Cù Chính Lan chia sẻ: “Nhà trường luôn đề cao việc chuyển đổi số trong dạy học. Do đó, việc ứng dụng AI được giáo viên áp dụng trong các giờ dạy, ngoài ra, nhà trường cũng sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ AI trong chấm thi trắc nghiệm, không chỉ giúp việc chấm thi nhanh chóng, chính xác mà còn tạo sự công bằng, minh bạch trong hoạt động giáo dục, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục. Chỉ với chiếc máy quét chấm thi trắc nghiệm nhỏ nhắn được kết nối với máy tính có tên gọi AutoMark AI giúp việc chấm điểm bài thi trở nên nhanh chóng, chính xác, công bằng, phản ánh đúng năng lực của học sinh”.

Phương pháp chấm điểm thi hiện đại bằng trí tuệ nhân tạo AI được chấp nhận cho tất cả các bài thi trắc nghiệm ở tất cả các môn học. Kết quả thi sẽ không phải là sự đánh giá của một giáo viên mà dựa trên một thuật toán thông minh, điểm số được phân tích dựa trên rất nhiều câu trả lời khác nhau, nhằm đảm bảo tính khách quan và nhất quán. Ngoài ra, AutoMark AI hỗ trợ báo cáo kết quả thi dưới dạng các file dữ liệu tiện lợi, giúp việc phân tích và chia sẻ thông tin trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời đại số, khi mà việc lưu trữ và truy cập dữ liệu nhanh chóng, an toàn là một yêu cầu không thể thiếu.

Với khả năng phân tích dữ liệu, dự đoán và đưa ra các giải pháp tối ưu, công nghệ AI hiện cũng đã được ứng dụng rộng rãi trong ngành tòa án. Để chuẩn bị tài liệu cho một vụ xét xử, trước đây các thẩm phán phải tìm kiếm các văn bản pháp luật liên quan, đồng thời tra cứu thông tin về bản án tương tự từng xảy ra. Với phần mềm “Trợ lý ảo”, họ chỉ cần đặt câu hỏi hoặc gõ một từ khóa liên quan, toàn bộ thông tin cần thiết sẽ hiển thị đầy đủ, nhanh chóng, chính xác thay vì phải tra cứu trên văn bản giấy như trước đây. Qua đó, giúp cán bộ, công chức ngành tòa án tiết kiệm thời gian và giảm tải 30% khối lượng công việc.

Thẩm phán Phạm Bảo Yến, Tòa án Nhân dân huyện Hoằng Hóa chia sẻ: “Khi tôi cần một văn bản tố tụng mẫu nào đó tôi có thể lên phần mềm “Trợ lý ảo” để tìm kiếm và sẽ được phần mềm trả lời rất nhanh chóng, chính xác, giúp tôi cập nhật văn bản pháp luật nhanh và dễ dàng trao đổi nghiệp vụ giữa các thẩm phán cả nước”.

Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa cũng là một trong những cơ quan Nhà nước sớm ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào phục vụ công việc khi tích hợp Chatbot AI ngay trên Trang thông tin điện tử của đơn vị nhằm có thể hỗ trợ cán bộ, công chức và người dùng nhanh chóng. Chatbot AI này về cơ bản là phần mềm được thiết kế như một trợ lý ảo, được cung cấp dữ liệu về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; thông tin kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và sẽ được cập nhật liên tục. Nhờ đó, Chatbot AI có thể xử lý, giải đáp các câu hỏi của người dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Hiện Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa đang tiếp tục mở rộng và hoàn thiện các tính năng của Chatbot AI này để nâng cao trải nghiệm của người dùng trong quá trình sử dụng.

Việc ứng dụng các nền tảng số, trí tuệ nhân tạo AI đã làm thay đổi các phương thức quản lý, điều hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước cũng như rút ngắn thời gian công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; sức cạnh tranh của doanh nghiệp... Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, các chuyên gia cũng khuyến cáo về những thông tin cần tránh chia sẻ với AI, bao gồm: thông tin đăng nhập, dữ liệu tài chính, câu trả lời cho câu hỏi bảo mật, tên, số điện thoại, địa chỉ cá nhân, những nội dung nhạy cảm, lời khuyên bất hợp pháp hay thông tin cá nhân... bởi những dữ liệu này có thể bị lợi dụng, khai thác cho mục đích xấu, gây ra những hậu họa khôn lường.

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]