(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, cùng với công tác đấu tranh, triệt xóa các điểm, tụ điểm mại dâm, các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống mại dâm (PCMD) nhằm nâng cao nhận thức cho các tầng lớp Nhân dân, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn mại dâm, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tệ nạn mại dâm

Thời gian qua, cùng với công tác đấu tranh, triệt xóa các điểm, tụ điểm mại dâm, các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống mại dâm (PCMD) nhằm nâng cao nhận thức cho các tầng lớp Nhân dân, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn mại dâm, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tệ nạn mại dâmĐoàn kiểm tra liên ngành họp triển khai công tác kiểm tra liên ngành về phòng, chống mại dâm, kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2022.

Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 3.886 cơ sở kinh doanh, dịch vụ dễ phát sinh mại dâm, gồm 1.134 cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà cho thuê...), 1 vũ trường, 2.007 cơ sở kinh doanh karaoke, cơ sở tẩm quất, mát-xa và 2.681 cơ sở kinh doanh khác. Trong những tháng đầu năm 2022, do diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19 nên các đối tượng chủ chứa, môi giới và gái mại dâm đã dùng nhiều thủ đoạn và phương thức hoạt động ngày càng tinh vi. Chủ chứa, chủ nhà nghỉ không trực tiếp nuôi, quản lý gái mại dâm mà thường giấu mặt điều hành gái bán dâm qua điện thoại; các đối tượng môi giới, gái bán dâm hoạt động tự do thường để lại số điện thoại liên lạc cho chủ nhà nghỉ, khách sạn, nhân viên lễ tân, bảo vệ,... của khách sạn, nhà nghỉ để khi khách có nhu cầu thì sẽ liên hệ; người bán dâm, người mua dâm sử dụng các trang website, dịch vụ trực tuyến, “diễn đàn”, trang mạng xã hội... để đăng ảnh gợi cảm, làm quen, “chát sex” tìm đối tác mua, bán dâm,... gây khó khăn cho việc phát hiện, xử lý của các cơ quan chức năng.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về PCMD và kế hoạch kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm; kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trên địa bàn tỉnh năm 2022. Theo đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành có liên quan đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình PCMD năm 2022; đồng thời tích cực chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm, không để xảy ra tình trạng phức tạp về tệ nạn mại dâm tại các địa bàn dân cư.

Là cơ quan thường trực của tỉnh về phòng, chống tệ nạn mại dâm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) đã thường xuyên phối hợp với các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi chức năng tổ chức tuyên truyền về PCMD có trọng tâm, trọng điểm đến người dân theo kế hoạch của UBND tỉnh. Từ đầu năm 2022 đến nay, Sở LĐ-TBXH đã phối hợp với UBND các huyện: Quảng Xương, Hậu Lộc, Thường Xuân và TP Sầm Sơn tổ chức 28 hội nghị truyền thông trang bị kiến thức, kỹ năng PCMD tại cộng đồng cho 1.344 người. Phối hợp với UBND các huyện: Cẩm Thủy, Yên Định, Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát tổ chức 21 lớp tập huấn trang bị kiến thức kỹ năng phòng, chống mua bán người và nâng cao năng lực cho cán bộ thôn, bản về tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, trong đó có lồng ghép nội dung tuyên truyền về PCMD cho 1.008 người là cán bộ bán chuyên trách phụ trách công tác phòng, chống tệ nạn xã hội; bí thư, trưởng các thôn, bản, khu phố; đoàn viên, thanh niên, hội viên hội phụ nữ, hội cựu chiến binh tại các xã, phường, thị trấn.

Sở Thông tin và Truyền thông đã thường xuyên triển khai công tác tuyên truyền lồng ghép với các hoạt động chuyên ngành, gắn liền với việc quản lý chặt chẽ thông tin trên mạng xã hội; các hoạt động in, phát hành; kiểm soát an ninh mạng đối với các website; các cơ sở kinh doanh Internet... để kịp thời phát hiện, xử lý và phối hợp xử lý hành vi sử dụng mạng xã hội để tổ chức các hoạt động mại dâm, những nội dung xấu, độc hại ảnh hưởng đến lối sống và thuần phong, mỹ tục. Chỉ đạo đài truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm, PCMD trên hệ thống truyền thanh nhằm tuyên truyền đến mọi người, mọi nhà để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, tiến tới ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn mại dâm.

Đối với Liên đoàn Lao động tỉnh đã tích cực vận động đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đấu tranh phát hiện; PCMD trong cộng đồng và trong CNVCLĐ gắn với việc phòng, chống tệ nạn xã hội tại nơi làm việc. Công đoàn cơ sở đã phối hợp với lực lượng công an tổ chức tuyên truyền về các quy định trong việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội...; ký cam kết không vi phạm tệ nạn xã hội cho CNVCLĐ. Sở Giáo dục và Đào tạo lồng ghép hoạt động PCMD vào phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn không tệ nạn xã hội.

Đặt mục tiêu lấy phòng ngừa làm trọng tâm, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban, UBND các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về PCMD. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các thôn, tổ dân phố,... huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội nâng cao ý thức đấu tranh phòng, chống tệ nạn mại dâm...

Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục đã góp phần làm giảm các tai tệ nạn xã hội. Song, tình hình hoạt động mại dâm ở các thành phố, thị xã, thị trấn, khu du lịch, khu kinh tế trọng điểm trên địa bàn tỉnh tuy chưa thành điểm nóng nhưng vẫn diễn biến khá phức tạp, nhất là hoạt động mại dâm có sử dụng ma túy, các chất gây nghiện khác. Nhằm nâng cao hiệu quả PCMD trong thời gian tới, các cấp, ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động dưới nhiều hình thức, tạo phong trào toàn dân lên án, phát hiện, tố giác và tham gia PCMD. Tích cực đôn đốc, hướng dẫn và giám sát việc triển khai thực hiện công tác PCMD ở cơ sở, nhất là tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, không để cơ sở lợi dụng hoạt động mại dâm. Các huyện, thị xã, thành phố thực hiện lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn mại dâm với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, chương trình phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, chương trình dạy nghề tạo việc làm, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người làm nghề bán dâm...

Bài và ảnh: Vân Sơn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]