(Baothanhhoa.vn) - Những ngày mùa thu tháng 8 lịch sử, về xã Thiệu Minh xưa (nay là xã Minh Tâm, huyện Thiệu Hóa) - một vùng quê có truyền thống cách mạng kiên cường, đã ghi dấu nhiều giai đoạn lịch sử hào hùng của tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi càng thấy tự hào hơn khi nơi đây đang đổi thay từng ngày với kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, hiện đại; thương mại dịch vụ tổng hợp ngày càng phát triển; sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng hàng hóa...

Từ tinh thần đồng khởi đến quyết tâm đổi mới ở vùng quê cách mạng

Những ngày mùa thu tháng 8 lịch sử, về xã Thiệu Minh xưa (nay là xã Minh Tâm, huyện Thiệu Hóa) - một vùng quê có truyền thống cách mạng kiên cường, đã ghi dấu nhiều giai đoạn lịch sử hào hùng của tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi càng thấy tự hào hơn khi nơi đây đang đổi thay từng ngày với kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, hiện đại; thương mại dịch vụ tổng hợp ngày càng phát triển; sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng hàng hóa...

Từ tinh thần đồng khởi đến quyết tâm đổi mới ở vùng quê cách mạng

Đình Ngô Xá Hạ - nơi ghi dấu nhiều giai đoạn lịch sử hào hùng của quân và dân xã Thiệu Minh xưa.

Đưa chúng tôi đi thăm các thôn, xóm, nơi có từng con đường, từng địa danh, ngôi đình... nhuốm màu rêu phong, cổ kính như là chứng tích cho một thời kỳ oanh liệt, hào hùng tại mảnh đất này, đồng chí Nguyễn Thị Hương Vân, phó bí thư đảng ủy xã tự hào chia sẻ: Trước Cách mạng Tháng Tám, các làng Đồng Bào, Đồng Chí, Đồng Minh (thuộc xã Minh Tâm ngày nay) có tên là Ngô Xá Hạ, Ngô Xá Thượng, Hà Thanh. Từ khi có tổ chức cộng sản hoạt động trên địa bàn xã, vốn có tinh thần nồng nàn yêu nước, Nhân dân Thiệu Minh đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng không quản ngại gian khổ, hy sinh, dấn thân vào sự nghiệp cứu nước, cứu nhà. Phong trào có lúc thăng, lúc trầm, thế nhưng ngọn lửa đấu tranh cách mạng của Nhân dân nơi đây không bao giờ tắt.

Điển hình như, cuộc mít tinh tại chợ Đu (xã Thiệu Chính) vào giữa năm 1939, có sự tham gia của hơn 300 người dân ở xã Thiệu Minh đòi quyền dân sinh, dân chủ, đòi chính phủ bảo hộ bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, chống bắt phu, bắt lính... Cuộc mít tinh đã biến thành cuộc tuần hành với khoảng 6.000 người tham gia. Quần chúng vừa đi, vừa hô vang khẩu hiệu: Đả đảo khủng bố! Ủng hộ liên bang Xô viết!... Các phong trào, các cuộc đấu tranh của Nhân dân Thiệu Minh đã tạo nên tiếng vang lớn, không chỉ đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến ở địa phương; mà cùng với một số ít làng ở Thiệu Hóa, phong trào cách mạng ở đây đã trở thành lá cờ đầu, là ngọn lửa hồng nhen nhóm phong trào cách mạng cho phủ Thiệu Hóa và tỉnh Thanh Hóa.

Đồng chí phó bí thư đảng ủy xã đưa chúng tôi đến thăm cụ Hoàng Đình Bách, lão thành cách mạng tại thôn Đồng Chí (làng Ngô Xá Hạ xưa). Chia sẻ với chúng tôi về những ngày gian khó song trong mắt cụ Bách luôn lấp lánh niềm vui, tự hào vì mình được sinh ra trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Làng Ngô Xá Hạ được cụ nhắc đến với niềm tự hào rất đặc biệt, đó là sự anh dũng trong đấu tranh và sự vươn lên trong thời bình. Cụ nhớ lại thời điểm kháng chiến, khi đó, toàn tỉnh trào dâng khí thế cách mạng, cán bộ và quần chúng Nhân dân Thiệu Minh luôn trong tư thế sẵn sàng chờ đón giờ hành động. Giai đoạn này cụ được giao nhiệm vụ vận chuyển tài liệu, vũ khí (súng đạn, dao) từ Tam Tổng, Báo Vũ (Nga Sơn) và Tâm Quy (Hà Trung) về Thiệu Hóa. “Tôi cùng với một số đồng chí chuyển bàn đá in tài liệu từ Tâm Quy về Yên Lộ, sau đó đưa xuống tàu vào Nghệ An để in báo “Kháng địch”... Tháng 7-1945, bọn Nhật cho quân về Yên Lộ khủng bố phong trào và định bắt đồng chí Ngô Ngọc Toản. Được sự điều động của cấp trên, đội tự vệ làng Ngô Xá Hạ gồm 17 người do tôi chỉ huy đi phục kích tại cầu Vạc để giải nguy cho đồng chí Ngô Ngọc Toản. Nhưng khi biết tin địch đi đường khác nên được lệnh không đi nữa. Để ngăn chặn quân địch về các làng ở tổng Phong Lai, cùng với một số làng trong tổng, 3 làng ở Thiệu Minh đã cử 90 đội viên tự vệ xếp đá ở ngã ba Chè, cầu Kè, cầu Lỗ Thượng để không cho xe địch đi qua. Thấy có sự chuẩn bị, sợ bị phục kích, quân địch không dám vào, cơ sở cách mạng được bảo vệ an toàn. Những năm kháng chiến ác liệt ấy cũng là những năm tình quân và dân ở đây càng gắn kết. Tất cả đều chung tay, góp sức tiêu diệt kẻ thù, giải phóng xóm làng”, cụ Hoàng Đình Bách chia sẻ.

Truyền thống lịch sử hào hùng là điểm tựa để ngày nay những thế hệ người con của mảnh đất Minh Tâm đang chung sức, đồng lòng dựng xây, phát triển quê hương. Từ xuất phát điểm thấp, nền kinh tế nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, đến nay xã đã có sự phát triển vượt bậc. Đặc biệt, Minh Tâm đã đạt xã nông thôn mới và đang phấn đấu trong năm 2022 đạt xã nông thôn mới nâng cao. Đồng chí Nguyễn Thị Hương Vân, phó bí thư đảng ủy xã, cho biết: Xác định xây dựng nông thôn mới là Nhà nước và Nhân dân cùng làm, vì vậy, bên cạnh việc vận dụng linh hoạt các cơ chế hỗ trợ của Nhà nước, những năm qua, xã đã tập trung huy động tốt nguồn lực trong dân để đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn theo đúng phương châm “lấy sức dân để lo cho dân”, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”. Hiện thu nhập bình quân đầu người của toàn xã đạt 52,4 triệu đồng/người/năm. Các công trình trường học, trạm y tế xã... được xây dựng khang trang. Chất lượng hoạt động của các làng văn hóa được chú trọng, người dân thực hiện tốt hương ước, quy ước làng, xã văn hóa, các phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao ngày càng đi vào chiều sâu...

Lịch sử hào hùng hay những trang sử vàng son đã trở thành một phần “máu thịt” của mảnh đất giàu truyền thống cách mạng Minh Tâm. Đó cũng chính là sức mạnh nội sinh giúp con người nơi đây vượt qua khó khăn, vươn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

(Bài viết có sử dụng tư liệu trong cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Thiệu Minh cũ)

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt


Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]