(Baothanhhoa.vn) - Ngày 13-4, tại huyện Mường Lát, Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển huyện Mường Lát (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 1729) đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất trên địa bàn huyện.

Triển khai kế hoạch sản xuất trên địa bàn huyện Mường Lát

Ngày 13-4, tại huyện Mường Lát, Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển huyện Mường Lát (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 1729) đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất trên địa bàn huyện.

Triển khai kế hoạch sản xuất trên địa bàn huyện Mường Lát

Các đại biểu dự hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 1729; Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 1729; Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 1729; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo huyện và các xã, thị trấn, các thôn, bản huyện Mường Lát.

Triển khai kế hoạch sản xuất trên địa bàn huyện Mường Lát

Các đại biểu dự hội nghị.

Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Văn Cường đã triển khai kế hoạch phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn huyện Mường Lát theo định hướng tại Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 29-9-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, mục tiêu chung là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện Mường Lát theo hướng phát huy thế mạnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, nhu cầu thị trường và thích ứng với biển đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ.

Triển khai kế hoạch sản xuất trên địa bàn huyện Mường Lát

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu khai mạc hội nghị.

Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát triển nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng và phát triển một số sản phẩm đặc sản; khôi phục, bảo vệ và đẩy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái; góp phần giữ vững an ninh rừng, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn.

Mục tiêu cụ thể, giai đoạn 2021-2025 diện tích gieo trồng hằng năm đạt trên 5.100 ha; tổng sản lượng lương thực bình quân hằng năm đạt 13.000 tấn trở lên. Tỷ lệ che phủ rừng đến hết năm 2025 giữ ở mức 77%; sản lượng khai thác gỗ đạt 1.000 m3; tre, luồng, nứa, vầu đạt 300.000 cây. Đến năm 2025, tổng đàn trâu 7.000 con, đàn bò 17.100 con, đàn dê 4.200 con…

Triển khai kế hoạch sản xuất trên địa bàn huyện Mường Lát

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Văn Cường triển khai kế hoạch sản xuất trên địa bàn huyện Mường Lát.

Giai đoạn 2026-2030, diện tích gieo trồng hàng năm ổn định 5.100 ha; tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 13.500 tấn. Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2030 đạt 800 ha…

Căn cứ điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, phong tục tập quán, trình độ sản xuất của người dân, định hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn huyện Mường Lát được phân thành 4 khu vực: Khu vực 1 gồm 3 xã Trung Lý, Mường Lý, Tam Chung; khu vực 2 gồm 2 xã Quang Chiểu, Mường Chanh; khu vực 3 gồm 2 xã Pù Nhi, Nhi Sơn; khu vực 4 thị trấn Mường Lát.

Triển khai kế hoạch sản xuất trên địa bàn huyện Mường Lát

Toàn cảnh hội nghị.

Định hướng sản xuất theo lĩnh vực trồng trọt là tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa huyện theo hướng phát huy thế mạnh, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng; trong đó tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế của huyện như cây lúa, cây ngô, cây sắn…

Triển khai kế hoạch sản xuất trên địa bàn huyện Mường Lát

Các đại biểu dự hội nghị.

Lĩnh vực chăn nuôi, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính của huyện; nhất là những nơi có đất trồng trọt hoặc có đất nhưng bạc màu, tầng canh tác mỏng, hiệu quả trồng trọt thấp. Lĩnh vực lâm nghiệp là tăng cường quản lý, bảo vệ chặt chẽ, nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hiện có 66.326 ha…

Triển khai kế hoạch sản xuất trên địa bàn huyện Mường Lát

Đại biểu tham gia phát biểu ý kiến.

Để tổ chức triển khai thực hiện, kế hoạch đề ra các nhiệm vụ, giải pháp đó là: Thực hiện tốt công tác quy hoạch, tích tụ, tập trung và bố trí sử dụng đất đai hiệu quả; phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn; nâng cao năng lực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, tăng cường liên kết và hợp tác…

Triển khai kế hoạch sản xuất trên địa bàn huyện Mường Lát

Chủ tịch UBND huyện Mường Lát Nguyễn Văn Bình triển khai kế hoạch sản xuất năm 2023.

Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát đã trình bày kế hoạch và những nhiệm vụ, giải pháp sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện năm 2023.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 1729 ghi nhận và đánh giá cao các ngành của tỉnh, đặc biệt cấp ủy, chính quyền huyện Mường Lát và các xã của huyện đã tích cực vào cuộc triển khai và đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

Cùng với quán triệt Nghị quyết, Mường Lát đã xây dựng kế hoạch hành động đến tận các xã, thị trấn; phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Chấp hành Đảng bộ các xã, thị trấn trực tiếp theo dõi, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết ở địa bàn các thôn, bản, các xã, thị trấn với tinh thần quyết tâm cao.

Triển khai kế hoạch sản xuất trên địa bàn huyện Mường Lát

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH Thanh Hoá, Trưởng Ban Chỉ đạo 1729 phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy hoan nghênh và đánh giá cao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Mường Lát và Công ty chế biến nông lâm sản và vật tư nông nghiệp Phúc Thịnh triển khai hội nghị về sản xuất tại huyện Mường Lát. Đây chính là việc làm cụ thể, rất ý nghĩa để đưa nghị quyết vào cuộc sống.

Vể sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Lát theo tinh thần Nghị quyết số 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo vận động Nhân đân thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với Mường Lát là tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng phá rừng, đốt rừng để làm nương rẫy.

Việc phát triển rừng cần tập trung vào những loại cây đã được xác định trong Nghị quyết số 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cây bản địa, cây có giá trị kinh tế như cây trẩu, cây quế..

Bảo vệ vững chắc diện tích đất trồng lúa nước và mở rộng diện tích (nếu có); đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, đưa giống mới vào sản xuất; kết hợp sản xuất các loại cây lương thực khác trên địa bàn như cây ngô, sắn… để đảm bảo anh ninh lương thực tại chỗ trên địa bàn.

Triển khai kế hoạch sản xuất trên địa bàn huyện Mường Lát

Các đại biểu dự hội nghị

Tập trung chỉ đạo trồng sắn ở những diện tích có thể. Đây là loại cây phát triển được ở Mường Lát mà bà con đang trồng, năng suất không kém các huyện miền núi thấp, có giá trị kinh tế và mang lại thu nhập cho người dân. Vì vậy, huyện Mường Lát phải phấn đấu trồng từ 2.500 ha sắn trở lên. Đồng thời, từng bước khẳng định sự phù hợp và nhân rộng diện tích trồng quế, trẩu, vầu, nứa trên địa bàn huyện (các mô hình sẵn có) để trồng rừng theo kế hoạch.

Về tổ chức thực hiện phát triển diện tích sắn ở Mường Lát, phải làm theo hướng tập trung quy mô lớn và gắn với chế biến, gắn với đẩy mạnh thâm canh để bảo vệ đất, tăng năng suất.

Triển khai kế hoạch sản xuất trên địa bàn huyện Mường Lát

Toàn cảnh hội nghị.

Việc phát triển theo phương hướng trên phải có sự gắn bó chặt chẽ của 3 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp. Trong đó nhà nước (tỉnh, huyện Mường Lát) xác định rõ diện tích trồng sắn, thông qua làm quy hoạch để công bố rộng rãi cho cấp ủy, chính quyền các xã biết, chỉ đạo người dân chủ động trong sản xuất, để doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư.

Trên cơ sở diện tích đất trồng sắn được quy hoạch, định hướng chỉ đạo để người dân tập trung phát triển sản xuất, hỗ trợ người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc. Hướng dẫn bà con ký hợp đồng với doanh nghiệp từ khâu cung ứng giống, phân bón, chăm sóc, thu mua bao tiêu sản phẩm. Bảo vệ quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp theo hợp đồng.

UBND huyện Mường Lát cần thành lập Ban chỉ đạo và hướng dẫn các xã thành lập ban chỉ đạo để vận động Nhân dân phát triển diện tích sắn theo diện tích nêu trên.

Đối với doanh nghiệp, cần cung ứng giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng cho người dân. Đảm bảo ký hợp đồng với người dân, trong đó thỏa thuận rõ giá cả thu mua sắn, bao tiêu toàn bộ sắn do người trồng trên địa bàn; hướng dẫn kỹ thuật trồng sắn, chăm sóc; đưa giống mới có năng suất, chống chịu được với sâu bệnh vào sản xuất. Đồng thời cử cán bộ kỹ thuật cắm bản để hướng dẫn bà con. Trong mọi điều kiện phải bảo đảm bao tiêu sản phẩm sắn cho người dân; quan tâm chính sách an sinh xã hội cho người dân.

Đối với người nông dân, cần nhận thức rõ lợi ích của trồng cây sắn trên địa bàn khi đây là loại cây phát triển được ở mảnh đất này, có năng suất, có đầu ra ổn định thu nhập cũng khá so với loại cây trồng khác. Đồng thời phải trồng sắn theo quy hoạch đất đai và cây trồng đã được xã, huyện thông báo. Thực hiện nghiêm túc hợp đồng trồng sắn đã ký với doanh nghiệp; trong đó điều quan trọng nhất là cam kết thực hiện đúng hợp đồng bán sắn cho doanh nghiệp.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khẳng định, có doanh nghiệp đồng hành cùng huyện, cùng bà con nông dân trồng sắn là cơ hội tốt để Mường Lát chuyển đổi cơ cấu cây trồng; để Mường Lát sản xuất gắn với chế biến, ổn định đầu ra của sản phẩm và là điều kiện để phát triển nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, gắn với chế biến… Do đó, cấp ủy, chính quyền huyện Mường Lát cần tập trung chỉ đạo bằng được nhiệm vụ này.

Về trồng rừng, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị trên cơ sở đánh giá về thổ nhưỡng và thực tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và huyện Mường Lát phải xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định rõ năm 2023, năm 2024 tại 4 vùng của huyện sẽ trồng những loại cây lâm nghiệp gì, ở đâu, diện tích bao nhiêu… để chỉ đạo các xã và hướng dẫn người dân làm.

Đối với các loại cây trồng như cây quế, cây trẩu và một số loại cây trồng khác, đồng chí đề nghị huyện Mường Lát phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về sự phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, giá trị kinh tế để có các kế hoạch phát triển sản xuất phù hợp.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]