Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

(Baothanhhoa.vn) - Để chủ động tổ chức kiểm soát tốt, không để các loại dịch bệnh nguy hiểm xảy ra diện rộng, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố tập trung các nguồn lực và khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Để chủ động tổ chức kiểm soát tốt, không để các loại dịch bệnh nguy hiểm xảy ra diện rộng, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố tập trung các nguồn lực và khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Theo thông tin cập nhật từ Hệ thống quản lý dịch bệnh động vật Việt Nam (VAHIS) - Cục Thú y, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm đang diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là các bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, bệnh VDNC trâu bò, bệnh Cúm gia cầm; tại tỉnh ta mặc dù dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, động vật thủy sản cơ bản đã được kiểm soát hiệu quả. Tuy nhiên, nhận định nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hiểm trên trên đàn vật nuôi vào đầu năm 2022 (vụ Đông Xuân) là rất cao, do một số nguyên nhân như sau: Tổng đàn vật nuôi, mật độ chăn nuôi tăng cao, trong đó chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, sát trùng phòng bệnh còn hạn chế ở nhiều nơi. Các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật tăng mạnh để phục vụ nhu cầu trong thời gian trước, trong và sau Tết Nhâm Dần. Các loại mầm bệnh nguy hiểm tồn tại trong môi trường nhiều, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập gây bệnh, đặc biệt là vi rút gây bệnh DTLCP, VDNC trâu bò, nhất là các chủng Cúm gia cầm có tỷ lệ lưu hành rất cao (tỷ lệ lưu hành vi rút cúm A/H5N6, A/H5N8 trên địa bàn tỉnh năm 2021 là 5,25%). Đặc biệt thời tiết thay đổi chuyển mùa, làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi và tạo thuận lợi cho mầm bệnh tồn tại, phát tán diện rộng và gây ra dịch bệnh.

Để chủ động tổ chức kiểm soát tốt, không để các loại dịch bệnh nguy hiểm xảy ra diện rộng, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung các nguồn lực và khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định theo các nội dung sau:

Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở, nội dung phù hợp với từng đối tượng 2 nuôi, vùng nguy cơ, tác hại của dịch bệnh; các biện pháp phòng dịch như vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất, chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng. Đặc biệt đối với bệnh Cúm gia cầm cần vận động người dân đảm bảo vệ sinh trong giết mổ gia cầm, không sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch và chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp, ngành y tế.

Khẩn trương tổ chức phân công lực lượng tăng cường giám sát dịch bệnh đến tận thôn, bản, khu phố, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng.

Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; hằng ngày vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hoá chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; có biện pháp ngăn chặn các loài véc tơ truyền bệnh xâm nhập vào chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt các loài này.

Rà soát, tổ chức công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2022 đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch số 252/KH-UBND ngày 23-11-2021, đặc biệt tổ chức tiêm phòng sớm vắc xin Cúm gia cầm, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép; chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý thị trường và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình cơ sở chăn nuôi để bảo đảm áp dụng có hiệu quả các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh phù hợp với điều kiện và quy mô chăn nuôi.

Chủ động từ ngân sách dự phòng hỗ trợ công tác phòng dịch đặc biệt là công tác tiêm phòng; có kế hoạch dự phòng chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, vật tư, hoá chất, để chủ động phòng chống dịch khi có dịch xảy ra.

Giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y tập trung phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo là Kế hoạch số 252/KH-UBND ngày 23-11-2021 của UBND tỉnh; chủ động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm để kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh gia súc, gia cầm ngay từ khi mới xảy ra, không để lây lan diện rộng; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt là công tác giám sát dịch bệnh, công tác quản lý chăn nuôi an toàn sinh học, công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng, công tác kiểm soát vận chuyển, kiểm soát 3 giết mổ và các biện pháp xử lý các ổ dịch; thành lập các đoàn công tác, đội phản ứng nhanh để kiểm tra, hướng dẫn xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay khi mới xuất hiện, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

14°C - 25°C
Ít mây, không mưa
  • 18°C - 25°C
    Có mây, không mưa
  • 18°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]