(Baothanhhoa.vn) - Phản ánh tình trạng kệch cỡm trong việc trùng tu di tích thời gian qua, nhiều người đã ví von những di tích bị làm mới một cách vô thức và quá quắt trông giống như một người mặc đồ tây, nhưng lại đội khăn xếp, đi guốc mộc.

Trang phục và văn hóa mặc ngày tết

Phản ánh tình trạng kệch cỡm trong việc trùng tu di tích thời gian qua, nhiều người đã ví von những di tích bị làm mới một cách vô thức và quá quắt trông giống như một người mặc đồ tây, nhưng lại đội khăn xếp, đi guốc mộc.

Trang phục và văn hóa mặc ngày tết

Giữ vẻ đẹp của trang phục truyền thống là góp phần giữ nét đẹp văn hóa dân tộc. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Mỗi quốc gia, dân tộc đều có trang phục truyền thống, đó là nét đẹp, thể hiện bản sắc văn hóa. Ở Việt Nam, trang phục truyền thống là tà áo dài với cả nam và nữ, trong đó nam có thêm chiếc khăn xếp, nữ có chiếc khăn đống. Việc cách tân trang phục nhằm phục vụ nhu cầu tiếp cận những cái mới mẻ, trẻ trung, theo hơi hướng của thời đại là một sự tiếp biến văn hóa, được khuyến khích sáng tạo, nhưng cần phải trong khuôn khổ.

Những cái tết gần đây chúng ta chứng kiến có rất nhiều bộ trang phục ngày tết đối với cả nam và nữ xuất hiện trên thị trường như áo dài đi với quần legging, áo dài - “váy đụp”, áo dài mặc kèm chiếc mấn đội đầu đối với nữ và áo dài tứ thân của nam hoặc áo dài vạt ngắn dành chung cho cả nam và nữ. Những bộ trang phục lễ, tết cách tân này được nhiều bạn trẻ hào hứng đón nhận bởi giá thành tương đối rẻ, phục vụ được nhu cầu “đu theo trend” check-in, khoe ảnh trên mạng xã hội. Nhiều người cũng quan niệm những bộ sắc phục rực rỡ ấy sẽ đem lại sự may mắn cho người mặc cả năm.

Thế nhưng, gần đây trên mạng xã hội và bắt gặp cả trong dòng người du xuân những người mặc những bộ trang phục rất kệch cỡm, xa lạ với trang phục Việt. Những thứ trang phục tết khác người ấy thực ra không hề đẹp, mà còn bị lên án vì sự lai căng làm mất đi hồn cốt văn hóa trang phục Việt. Có những bộ trang phục còn được nhà thiết kế tạo ra những họa tiết, kiểu dáng có phần dung tục, gây tranh cãi.

Nhiều bạn trẻ đang thích thú với những bộ trang phục “khác người” ấy trong dịp tết, lễ hội xuân. Đó là quyền cá nhân, nhưng khi những trang phục ấy được đưa lên không gian mạng tức là đang quảng bá đi một thứ văn hóa đi ngược lại giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc. Phụ nữ Việt Nam nổi tiếng về đức hạnh, trong đó góp phần làm nên vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam là tà áo dài. Rất nhiều phụ nữ nước ngoài khi đến Việt Nam hoặc tham gia sự kiện do Việt Nam tổ chức ở nước ngoài cũng mặc áo dài Việt Nam. Điều đó thể hiện sự tôn trọng, cũng cho thấy sự quyến rũ của trang phục truyền thống Việt Nam. Với những trang phục cách tân ở một số bộ ảnh ngày tết, du xuân được tung lên không gian mạng thời gian qua đang cho thấy sự thiếu nghiêm túc, thậm chí lệch chuẩn trong việc sử dụng trang phục của một bộ phận bạn trẻ.

Văn hóa dân tộc được cấu thành bởi nhiều yếu tố, trong đó trang phục đóng vai trò rất quan trọng. Giữ gìn và bổ sung nét đẹp cho trang phục dân tộc một cách phù hợp, chính là cách chúng ta hội nhập một cách có trách nhiệm, chứ không phải hội nhập theo kiểu... “hòa tan”.

Hạnh Nhiên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]