(Baothanhhoa.vn) - “Dù kinh tế còn nhiều khó khăn, tuy nhiên các địa phương cần có những chính sách chăm lo để mọi người dân được đón một cái tết đầm ấm, yên vui, cố gắng để ai cũng có tết”, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu tại hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2021.

Tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội để mọi người dân đều có tết

“Dù kinh tế còn nhiều khó khăn, tuy nhiên các địa phương cần có những chính sách chăm lo để mọi người dân được đón một cái tết đầm ấm, yên vui, cố gắng để ai cũng có tết”, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu tại hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2021.

Tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội để mọi người dân đều có tết

Toàn cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cấu Thanh Hóa.

Ngày 11-1, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2021.

Tại điểm cầu Trung ương, đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Tham gia tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan

Trong giai đoạn 2015-2020, đặc biệt năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và thiên tai bất thường nhiều nước trong khu vực và thế giới rơi vào suy thoái, nhưng Việt Nam tự hào vì đã đạt được “mục tiêu kép” trong phòng, chống dịch và duy trì tăng trưởng kinh tế. An sinh xã hội được bảo đảm, quốc phòng - an ninh, công tác đối ngoại đạt được nhiều kết quả tích cực.

Cùng với đó nhiều lĩnh vực đạt kết quả ấn tượng, như: Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 51,6% năm 2015 lên khoảng 64,5 % năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị luôn duy trì dưới 4%.

Việc thực hiện các chính sách đối với người có công được nâng lên; phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn được đẩy mạnh. Đến nay 99,7% hộ gia đình người có công có mức sống cao hoặc bằng mức sống trung bình của Nhân dân nơi cư trú. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm nhanh, từ 9,88% năm 2015 xuống còn 2,75% vào cuối năm 2020; 3% dân số Việt Nam và 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ tiêu chuẩn được hưởng trợ cấp thường xuyên; người cao tuổi, người khuyết tật được quan tâm, trợ giúp theo quy định.

Các quyền cơ bản của trẻ em được bảo đảm. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam trong nhóm phát triển cao, đứng thứ 110 trong 189 quốc gia. Chỉ số nguồn nhân lực Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á…

Những con số ấn tượng trên đã giúp uy tín, vị thế của Việt Nam được nâng lên.

Tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội để mọi người dân đều có tết

Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo sau khi hội nghị trực tuyến kết thúc.

Tại hội nghị các đại biểu đã nêu nhiều ý kiến, đó là bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn những những tồn tại, hạn chế như: Một số chính sách chất lượng chưa cao. Cơ cấu đào tạo nghề theo cấp trình độ và ngành nghề còn chưa theo kịp yêu cầu của thị trường lao động và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tỷ lệ thất nghiệp còn cao. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ và ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp. Tỷ lệ đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội thấp hơn thực tế. Thành quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao…

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu thời gian tới Ngành LĐTBXH cần tiếp tục làm tốt vai trò là đơn vị đầu mối để tổng hợp tham mưu cho Chính phủ những chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách công nhận hồ sơ cho người có công.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, Ngành LĐTBXH cần tiếp tục tập trung các giải pháp để phòng, chống dịch; đồng thời triển khai hỗ trợ kịp thời người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19; thực hiện tốt công tác phối hợp để các thành quả phát triển kinh tế - xã hội đến với tất cả mọi người dân, nhất là những đối tượng yếu thế.

Ngành LĐTBXH cần phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội để huy động các nguồn lực thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững; rà soát lại các chính sách người có công để tránh chồng chéo và có sự phân bổ hợp lý.

Bên cạnh đó cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và chi trả chế độ cho các đối tượng người có công, người được hưởng trợ cấp; tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, mở rộng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội; đổi mới giáo dục nghề nghiệp, gắn kết công tác đào tạo với thị trường lao động, việc làm bền vững; đổi mới để nâng cao hiệu quả công tác quản lý cai nghiện ma túy.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu: Dù kinh tế còn nhiều khó khăn, tuy nhiên các địa phương cần có những chính sách chăm lo để người dân được đón một cái tết đầm ấm, yên vui, cố gắng để ai cũng có tết...

Đối với Thanh Hóa, năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) tạo tiền đề và nền tảng vững chắc cho thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo. Vì vậy, nhiệm vụ trong thời gian tới rất nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị trong tỉnh.

Phát biểu sau khi kết thúc hội nghị trực tuyến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng đề nghị các sở, ngành, địa phương cần bám sát chỉ đạo, yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam để thực hiện tốt nhiệm vụ.

Đối với Ngành LĐTBXH cần thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trên lĩnh vực lao động, người có công và xã hội năm 2021. Trước mắt cần thực hiện tốt an sinh xã hội, để mọi người, mọi nhà đều có tết.

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]