Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản
Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.300 cơ sở chế biến nông - lâm - thủy sản. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến đối với các nhóm này không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, mà còn gia tăng đáng kể giá trị cho vùng nguyên liệu dồi dào của xứ Thanh.
Chế biến ngao xuất khẩu tại Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa (Khu Công nghiệp Lễ Môn, TP Thanh Hóa).
Theo Sở Công Thương, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản của Thanh Hóa đang tập trung vào 2 nhóm ngành chính, gồm: Chế biến thực phẩm, đồ uống và chế biến lâm sản. Trong đó, nhóm ngành chế biến thực phẩm, đồ uống chiếm vị trí quan trọng trong công nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Trong nhóm ngành này đã phát triển thành công các chuỗi liên kết từ sản xuất tới chế biến. Điển hình như trong chăn nuôi có Tập đoàn Vinamilk, Tập đoàn TH True milk, Tập đoàn DABACO, Công ty CP Tập đoàn RTD... Trong lĩnh vực nông sản, có các doanh nghiệp chế biến dứa, dưa chuột đóng hộp xuất khẩu gắn với bao tiêu vùng nguyên liệu của Công ty TNHH Tư Thành, Công ty CP Chế biến và Xuất khẩu nông sản Việt, Công ty CP Chế biến Nông sản Trung Thành...
Tại Công ty CP Chế biến và Xuất khẩu nông sản Việt, nhờ chủ động vùng nguyên liệu và áp dụng nhiều công nghệ mới vào sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm nông sản chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của từng đối tượng khách hàng trên thế giới, các sản phẩm của công ty đã nhanh chóng có mặt ở nhiều thị trường lớn như EU, Nga, Anh... góp phần tạo việc làm ổn định cho gần 100 lao động. Giám đốc Công ty CP Chế biến và Xuất khẩu nông sản Việt Nguyễn Văn Quỳnh, cho biết: “Năm 2024, sản lượng tiêu thụ của công ty đã tăng trưởng 20% so với cùng kỳ. Xu thế tiêu dùng thực phẩm qua chế biến đang là lợi thế đối với nhiều sản phẩm chủ lực của công ty. Việc hướng đến chế biến các sản phẩm này không chỉ giúp công ty mở rộng thị trường mà còn góp phần tiêu thụ sản lượng lớn nguyên liệu nông sản vào thời điểm thu hoạch chính vụ".
Trong chuỗi chế biến lâm sản, đã hình thành 7 chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp với tổng diện tích trên 22.500ha. Điển hình như: chuỗi liên kết giữa 111 nhóm hộ dân huyện Thạch Thành với Công ty CP Xuân Sơn; chuỗi liên kết giữa Công ty CP Ngọc Sơn với nhóm 69 hộ dân ở các xã Tam Thanh, Tam Lư (Quan Sơn); chuỗi liên kết giữa Công ty TNHH Quang Thành Thắng với nhóm hộ huyện Vĩnh Lộc; chuỗi liên kết giữa Công ty TNHH Đạm Xuân và nhóm hộ Cẩm Thủy; chuỗi liên kết giữa nhóm hộ xã Mường Mìn, Sơn Điện, thị trấn Sơn Lư (Quan Sơn) với nhóm 3 doanh nghiệp cam kết hỗ trợ nhóm duy trì và mua sản phẩm có chứng chỉ FSC với Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bamboo Vina, Công ty CP Eco Bamboo Việt Nam, Công ty CP Bamboo King Vina...
Ngoài tiêu thụ ở thị trường nội địa, hiện nhiều mặt hàng nông - lâm - thủy sản đã xuất khẩu thành công sang các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore... Đây là cơ sở, điều kiện để các địa phương trên địa bàn tỉnh xây dựng những vùng sản xuất nông nghiệp đạt chất lượng, hiệu quả cao phục vụ bền vững nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Tuy nhiên, theo Sở Công Thương, công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, với phần lớn sản phẩm sơ chế có giá trị gia tăng thấp. Trong đó, nhóm ngành chế biến thực phẩm, đồ uống hiện đạt giá trị sản xuất khoảng 2.300 đến 2.500 tỷ đồng/năm, tăng trưởng bình quân khoảng hơn 13%/năm, thấp hơn 12,05% so với mức tăng trưởng công nghiệp bình quân của tỉnh. Nhóm ngành chế biến lâm sản chỉ đạt giá trị sản xuất trên dưới 1.000 tỷ đồng/năm, tăng trưởng bình quân chỉ đạt 1,31%/năm, thấp hơn 23,78% so với tăng trưởng công nghiệp của tỉnh. Cùng với đó, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ chưa thực sự chặt chẽ; chưa có nhiều sản phẩm đạt giá trị kinh tế cao; hàm lượng khoa học - công nghệ trong sản xuất, chế biến nông sản còn hạn chế do doanh nghiệp.
Để từng bước khắc phục hạn chế, bất cập, nhằm xây dựng và mở rộng các vùng sản xuất nông sản nguyên liệu lớn, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục thu hút, lựa chọn các công ty, tập đoàn lớn về chế biến, kinh doanh các ngành hàng nông sản có thương hiệu để gia tăng cơ hội phát triển bền vững, hiệu quả cho những vùng nguyên liệu mà tỉnh đã, đang và sẽ xây dựng. Đồng thời, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp chế biến nông sản quy mô nhỏ và vừa để chế biến, tiêu thụ sản phẩm tại chỗ theo cụm liên kết theo từng ngành hàng cho bà con nông dân.
Bài và ảnh: Tùng Lâm
{name} - {time}
-
2025-01-22 14:46:00
“Cú bắt tay” lịch sử trị giá 500 tỷ USD của OpenAI, SoftBank và Oracle
-
2025-01-22 14:42:00
Bộ NN&PTNN đề xuất áp thuế suất 1% với khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi
-
2024-12-23 09:51:00
Cơ chế đặc thù làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Cơ hội nào cho nhà thầu nội?
Bản tin Tài chính 23/12: Giá vàng bật tăng trong tuần mới?
EU nâng tần suất kiểm tra sầu riêng Việt Nam lên 20%
Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
Bản tin Tài chính 22/12: Vàng giảm mạnh trong tuần, dự báo triển vọng lạc quan mới
Phát triển rừng bền vững (Bài 2): Tiềm năng mở nhưng còn nhiều “rào cản”
Những mô hình trang trại tuần hoàn khép kín cho thu nhập cao
Đổi mới tư duy để phát triển nông nghiệp bền vững
Viettel High Tech ký kết hợp đồng triệu đô cung cấp 5G tại Trung Đông
300/705 huyện trên cả nước đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất