Thúc đẩy an cư
Để thúc đẩy nhanh hơn giấc mơ an cư cho người nghèo, người dân vùng thiên tai, đòi hỏi phải quyết liệt hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo theo tinh thần "Cán bộ, đảng viên đi trước, làng nước theo sau”; không màu mè, hình thức, không trông chờ, ỷ lại...
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn cùng các thành viên trong đoàn công tác kiểm tra thực tế vị trí khu tái định cư cho các hộ dân bản Ma Hác, xã Trung Lý, Mường Lát, ngày 11/4/2024.
Thanh Hóa là tỉnh rộng, phức tạp về địa hình, địa chất, vì thế nguy cơ người dân phải gánh chịu thiên tai rất cao. Đảm bảo an toàn đời sống người dân ở những nơi có nguy cơ thiên tai là yêu cầu cấp bách đặt ra.
Năm 2021, UBND tỉnh đã ban hành Đề án “Sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh, giai đoạn 2021-2025”, đặt ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2025 bố trí sắp xếp, ổn định cho 2.846 hộ dân tại khu vực có nguy cơ rất cao và nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn 54 xã thuộc 9 huyện miền núi.
Sau hơn 2 năm thực hiện, tuy đã đạt được một số kết quả, song vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần phải tập trung tháo gỡ. Trong đó, theo báo cáo, tỷ lệ thực hiện tái định cư hộ dân thuộc phạm vi đề án vẫn còn thấp.
Chỉ đạo tại hội nghị sơ kết tình hình thực hiện Đề án diễn ra cuối tuần trước, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đã yêu cầu UBND tỉnh, các ngành, địa phương, cơ quan chức năng phải vượt lên khó khăn, thúc đẩy nhanh hơn tiến độ. Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn đã kiểm tra tiến độ, chất lượng, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại một số dự án tái định cư ở các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Bá Thước.
Trên bình diện cả tỉnh, cả nước, không chỉ có người dân ở vùng có nguy cơ cao về thiên tai mong được an cư, mà còn có rất nhiều người nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội chưa có đất ở hoặc đang phải ở trong những nhà tranh tre dột nát. Theo rà soát, đến nay cả nước còn khoảng 170.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa thuộc đối tượng hỗ trợ, phải sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát. Họ đang rất cần sự quan tâm, chung sức lớn hơn để giấc mơ an cư sớm hiện thực.
Tại lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025 vừa diễn ra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kêu gọi mọi người dân, doanh nghiệp với tinh thần ai có gì góp nấy, có nhiều góp nhiều, có ít góp ít, để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo. Tinh thần mà Thủ tướng đặt ra là người đứng đầu các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị phải phát huy cao nhất trách nhiệm nêu gương, tính tiên phong, gương mẫu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo theo tinh thần "Cán bộ, đảng viên đi trước, làng nước theo sau”; không màu mè, hình thức, không trông chờ, ỷ lại, không đùn đẩy trách nhiệm, mà phải đi vào thực chất, hiệu quả.
Một cao điểm xây dựng nhà ở cho người nghèo, nhà tái định cư cho đồng bào ở vùng có nguy cơ cao bị thiên tai đã bắt đầu. Với quyết tâm chính trị rất rõ ràng đã được phát đi bởi những đồng chí lãnh đạo cao nhất của Chính phủ, của tỉnh, hy vọng sẽ tạo động lực thúc đẩy nhanh hơn giấc mơ an cư cho nhiều gia đình.
Tuệ Minh
{name} - {time}
-
2024-11-24 10:53:00
Đại hội Đại biểu cộng đồng Bùi tộc tỉnh Thanh Hóa lần thứ III, nhiệm kỳ 2024-2029
-
2024-11-24 10:52:00
Ghi âm trong tư vấn bảo hiểm: Thêm quy trình nhưng tăng niềm tin cho khách hàng
-
2024-04-13 17:17:00
Hội thao công nhân, viên chức, lao động huyện Mường Lát năm 2024
Nỗ lực số hóa hộ tịch trên nền cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Đơn vị 4212-P37 Thanh niên xung phong Thanh Hóa “thăm lại tuyến đường xưa” và tặng quà tri ân
Học sinh Thanh Hóa hào hứng với Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ THPT”
Cẩm Thủy nỗ lực xây dựng nông thôn mới
Xây dựng tuyến đường mẫu “Hàng cau nông dân”
Sức vươn Quảng Định
Nghĩa tình người thầy thuốc quân hàm xanh
Các địa phương sôi nổi Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy”
Cảm hứng thoát nghèo từ nơi tận cùng nghèo khó