(Baothanhhoa.vn) - Nắm bắt được nhu cầu thị trường, những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Thường Xuân nói chung, xã Xuân Dương nói riêng đã đưa những giống vật nuôi “đặc sản” có giá trị kinh tế cao vào chăn nuôi. Trong đó, mô hình chăn nuôi dúi của gia đình ông Lê Xuân Định ở thôn Thống Nhất 3 là một điển hình.

Thu nhập cao từ nuôi con “đặc sản”

Nắm bắt được nhu cầu thị trường, những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Thường Xuân nói chung, xã Xuân Dương nói riêng đã đưa những giống vật nuôi “đặc sản” có giá trị kinh tế cao vào chăn nuôi. Trong đó, mô hình chăn nuôi dúi của gia đình ông Lê Xuân Định ở thôn Thống Nhất 3 là một điển hình.

Thu nhập cao từ nuôi con “đặc sản”Ông Lê Xuân Định kiểm tra sự sinh trưởng của dúi.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ việc chăn nuôi dúi sinh sản, năm 2020 gia đình ông Lê Xuân Định quyết định đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi dúi sinh sản. Để có kỹ thuật chăn nuôi dúi, ông đã học hỏi kinh nghiệm qua sách, báo, internet và đi tham quan một số trang trại chăn nuôi dúi có hiệu quả ở các huyện trong tỉnh. Có kiến thức, ông Định quyết định đầu tư xây dựng 3 khu chuồng chăn nuôi, mỗi ô nuôi rộng 1m2, cao 80cm, lát nền xi măng để dúi mẹ sinh sản.

Trong nuôi dúi, ngoài yếu tố quan trọng là con giống tốt thì việc bảo đảm nhiệt độ và độ ẩm trong nhà nuôi rất quan trọng. Nhiệt độ thích hợp để con dúi phát triển tốt là từ 25 - 28 độ C, vì vậy ông đã đầu tư lắp đặt hệ thống quạt gió hơi nước để làm mát vào mùa hè. Sau khi quy hoạch xây dựng xong khu chuồng trại, ông đã vào tỉnh Nghệ An mua 20 cặp giống dúi bố mẹ về nuôi, với giá gần 40 triệu đồng.

Ông Định cho biết: Một trong những thuận lợi khi chăn nuôi loài dúi là không gây ô nhiễm môi trường, không tốn thời gian chăm sóc, thức ăn dễ kiếm trong tự nhiên, chủ yếu là ngô, mía, gốc tre, gốc cỏ voi, cây sắn... nên chi phí rất thấp. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho dúi, xung quanh trang trại ông trồng thêm cây cỏ voi, mía, sắn và tận dụng nguồn thức ăn trong vùng của người dân. Ông Định cho biết: Kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh cho dúi khá đơn giản, vì dúi ít bệnh, dễ chăm sóc, sức đề kháng tốt, dúi 6 đến 7 tháng tuổi có thể ghép đôi để sinh sản. Nếu đem so với các vật nuôi khác thì dúi thuần rất ít bệnh, dễ chăm sóc, sức đề kháng tốt, chủ yếu ăn đêm, ngủ ngày. Quá trình sinh trưởng, dúi con nuôi được 6 - 7 tháng thì có thể ghép đôi để giao phối. Thời gian sinh sản của dúi rất ngắn, mỗi năm khoảng 3 lứa, mỗi lứa 2 đến 4 con, dúi con nuôi khoảng 2 tháng đạt trọng lượng khoảng 0,5kg có thể xuất bán giống, với giá bán tại chuồng 850.000 đồng/đôi. Từ 20 cặp dúi sinh sản ban đầu, đến nay trang trại của gia đình ông Định đã có 150 cặp dúi bố mẹ, mỗi năm xuất bán được 600 con dúi giống, doanh thu đạt gần 300 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ việc chăn nuôi con “đặc sản” mang lại, đầu năm 2023, gia đình ông đã đầu tư mua thêm 3 cặp cầy hương sinh sản, đến nay sau gần 1 năm cầy bố mẹ đã sinh sản được 6 cầy con. Ngoài nuôi dúi, cầy hương, gia đình ông Định còn dành 6.000m2 đất trồng cây ăn quả, chăn nuôi gà để có thêm thu nhập.

Chia sẻ về những dự định trong thời gian tới, ông Lê Xuân Định cho biết, ông sẽ tiếp tục mở rộng trang trại, nuôi thêm nhiều loại dúi mới, đặc biệt nhân rộng thêm mô hình nuôi cầy hương để tăng thêm thu nhập. Đồng thời, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp giống, thuốc chữa bệnh cho những gia đình nông dân có đam mê nuôi dúi để tăng thêm thu nhập và làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương.

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]