Thu hồi các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung Thu
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu kịp thời truy xuất, thu hồi các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung Thu, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và công khai tên cơ sở, địa chỉ vi phạm.
Kiểm tra một cơ sở sản xuất bánh Trung Thu. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Tết Trung Thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo đặc biệt là bánh Trung Thu tăng đột biến.
Bên cạnh các cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín, sản phẩm bảo đảm an toàn cũng còn một số tổ chức, cá nhân có hành vi lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, trong công văn số 1964/ATTP-NĐTT về việc tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Trung Thu năm 2024 gửi Văn phòng Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh, thành phố Đà Nẵng, Cục An toàn thực phẩm đề nghị các cơ quan trên chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm.
Các đơn vị phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, tập trung ưu tiên các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung Thu, bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm truyền thống sản xuất tại các làng nghề, cơ sở nhỏ lẻ; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố...
Bên cạnh đó, kịp thời truy xuất, thu hồi các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và công khai tên cơ sở, địa chỉ, loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng, nếu có dấu hiệu hình sự đề nghị chuyển cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.
Cục An toàn thực phẩm đề nghị các đơn vị chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường công tác thông tin, giáo dục và truyền thông về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung Thu.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện quy định pháp luật về an toàn thực phẩm quy định điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, yêu cầu về kiến thức, thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, quy định về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, quy định về đăng ký bản công bố, tự công bố sản phẩm, sử dụng phẩm màu, hương liệu, phụ gia, bao bì thực phẩm, ghi nhãn sản phẩm.
Người tiêu dùng cần được hướng dẫn việc lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn.
Người tiêu dùng chỉ mua, sử dụng thực phẩm, phụ gia thực phẩm có nhãn mác đầy đủ, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; không sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục, không đúng đối tượng, liều lượng theo quy định.
Đồng thời thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 17/CT-TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 3/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm; Văn bản số 2487/BYT-ATTP ngày 11/5/2024 của Bộ Y tế về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm và văn bản số 3113/BYT-ATTP ngày 7/6/2024 về việc tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm.
Các địa phương chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn chuẩn bị phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để sẵn sàng cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm; điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.
Trong 6 tháng đầu năm, toàn quốc ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm làm 2.138 người mắc và 6 trường hợp tử vong. Bộ Y tế đã nhiều lần nhắc các tỉnh, thành phố phải phải xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động cơ sở không bảo đảm, truy xuất tận cùng nguồn gốc...
So với cùng kỳ năm 2023, số vụ ngộ độc thực phẩm giảm 4 vụ (10%), số mắc tăng 1.432 người (tức tăng khoảng hơn 202%), số tử vong giảm 5 người (45,5%); số vụ ngộ độc thực phẩm có xu hướng giảm ở khu vực miền núi phía Bắc nhưng tăng ở khu vực duyên hải miền Trung và khu vực Đông Nam Bộ.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-15 11:53:00
Trưởng Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống Nhân dân huyện Nông Cống
-
2025-01-15 10:11:00
Trao tặng 2.000 lít dầu ăn cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thị xã Nghi Sơn
-
2024-08-11 15:06:00
Tỉnh táo tránh tiền mất, tật mang
Không gì bằng trực quan
Đồng hành cùng thanh niên vùng khó khởi nghiệp
Ngọc Lặc thực hiện nhiều giải pháp bứt phá cuối nhiệm kỳ
Niềm vui trong ngôi nhà nghĩa tình đồng đội
Công ty Điện lực Thanh Hóa tuyên dương con CBCNV đạt thành tích cao trong năm học 2023 - 2024
Người trẻ xứ Thanh “giữ lửa” nghề truyền thống
Toạ đàm “Thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng văn hoá doanh nghiệp”
Kiểm kê đất đai chuyên đề về tình hình quản lý, sử dụng đất sân gôn
Nâng cao phúc lợi, lợi ích cho đoàn viên