(Baothanhhoa.vn) - Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 8/7, đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh đã trình bày Thông báo công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân trong tỉnh gửi đến kỳ họp.

Thông báo công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tại Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 8/7, đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh đã trình bày Thông báo công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân trong tỉnh gửi đến kỳ họp.

Thông báo công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tại Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII

Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy trình bày Thông báo công tác mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân trong tỉnh gửi đến kỳ họp.

I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC MẶT TRẬN THAM GIA XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN

1. Công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp Nhân dân thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động

MTTQ các cấp phát huy vai trò chủ trì, phối hợp trong tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo đồng thuận, tin tưởng của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền; trọng tâm là tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của tỉnh Thanh Hóa; tuyên truyền về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2024 - 2029 cho các vị Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, các nhân sỹ, trí thức, chức sắc, chức việc các tôn giáo, cán bộ MTTQ các cấp; cấp phát 31.000 tờ rơi, đăng tải 357 tin, bài, xây dựng 8 phóng sự tuyên truyền, tổ chức 12 lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cán bộ MTTQ các cấp, Ban công tác Mặt trận và Nhân dân.

Công tác an sinh xã hội, chăm lo Tết cho người nghèo, gia đình chính sách đã được MTTQ các cấp phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức thành viên thực hiện đảm bảo hiệu quả, thiết thực, kịp thời, tạo sự tin tưởng, phấn khởi trong các tầng lớp Nhân dân, đã tiếp nhận, vận động ủng hộ 502.959 suất quà, trị giá trên 303 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng 159 nhà “Đại đoàn kết”, trị giá 7,115 tỷ đồng. Đặc biệt, Ủy ban MTTQ các cấp đã phối hợp tuyên truyền, vận động cấp đất, hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho 182 hộ đồng bào sinh sống trên sông trên địa bà toàn tỉnh với tổng số tiền 52.378 triệu đồng.

2. Hoạt động tiếp xúc cử tri; giám sát, phản biện xã hội

MTTQ các cấp phối hợp với chính quyền cùng cấp, chủ trì tổ chức 4.205 hội nghị để đại biểu dân cử tiếp xúc với cử tri theo quy định của pháp luật tại các đơn vị bầu cử; tiếp 132 lượt công dân, tiếp nhận 290 đơn, thư khiểu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Phần lớn các đơn, thư tập trung vào lĩnh vực đất đai, chế độ, chính sách; đã chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 227 đơn thư; lưu 63 đơn thư do không đủ điều kiện xử lý.

Hoạt động giám sát của MTTQ các cấp được triển khai thực hiện bảo đảm theo kế hoạch đề ra, đi vào nền nếp, có chất lượng; tập trung giám sát những vấn đề Nhân dân đang quan tâm; đã chủ trì tổ chức 119 cuộc giám sát; tham gia phối hợp 248 cuộc giám sát với các cơ quan có thẩm quyền; Ban Thanh tra Nhân dân giám sát 127 vụ việc, kiến nghị giải quyết 96 vụ việc; Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát 213 công trình, dự án, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét 172 công trình, dự án có ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư.

Ở cấp tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã thành lập các Đoàn giám sát, thực hiện giám sát 9 nội dung tại 10 địa phương trong tỉnh, bảo đảm theo Chương trình giám sát, phản biện xã hội năm 2024 được Tỉnh ủy phê duyệt. Thực hiện đầy đủ việc báo các kết quả giám sát và ban hành kiến nghị sau giám sát gửi đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.

Hoạt động phản biện xã hội ngày càng chủ động, thiết thực và hiệu quả; MTTQ các cấp chủ trì tổ chức phản biện xã hội, góp ý đối với 162 cơ chế, chính sách, chương trình, đề án của tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã tham gia góp ý, tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với 11 dự thảo luật, Nghị định của Chính phủ, văn bản của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nghị quyết, quyết định, kế hoạch, đề án của HĐND, UBND và các sở, ngành cấp tỉnh. Hầu hết ý kiến phản biện, góp ý của MTTQ được các cơ quan soạn thảo tiếp thu và đánh giá cao.

II. TÂM TƯ, NGUYỆN VỌNG CỦA CỬ TRI VÀ NHÂN DÂN

Cử tri và Nhân dân phấn khởi, tin tưởng, đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sáng tạo, đồng bộ và hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc tích cực, có hiệu quả của MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục phát triển: Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và khá đồng đều trên các lĩnh vực; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 11,5%, đứng thứ 3 cả nước và đứng đầu nhóm 10 tỉnh, thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước; nhiều chỉ tiêu tăng cao so với cùng kỳ như: sản xuất công nghiệp, thu ngân sách nhà nước, tổng thu du lịch, xuất khẩu, thu hút đầu tư; năng suất lúa vụ Đông Xuân đạt cao nhất từ trước đến nay; đã tổ chức thành công các hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ được dự luận xã hội và Nhân dân đồng tình, đánh giá cao; Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh được tổ chức triển khai đồng bộ, sâu rộng, huy động được các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng tham gia; Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đạt kết quả tích cực; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được quan tâm chỉ đạo, tạo niềm tin trong các tầng lớp Nhân dân.

Bên cạnh đó, vẫn có những vấn đề cử tri và Nhân dân trong tỉnh còn băn khoăn, lo lắng:

Kết quả thu hút đầu tư còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều dự án có quy mô lớn, dự án sử dụng công nghệ cao, hoạt động của một bộ phận doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Tiến độ triển khai thực hiện một số dự án lớn, trọng điểm chưa đảm bảo theo yêu cầu. Tình hình phát triển nhà ở cho công nhân còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu; công tác giải phóng mặt bằng một số dự án vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc chưa được tháo gỡ; Số lượng giáo viên còn thiếu cục bộ ở các cấp học, bậc học; một số cơ sở y tế có lúc, có nơi còn thiếu thuốc, vật tư y tế, hóa chất sinh phẩm; tỷ lệ bao phủ BHXH còn thấp; tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN trong các doanh nghiệp chưa có dấu hiệu giảm’; tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất, chăn nuôi còn xảy ra ở một số địa phương, doanh nghiệp gây bức xúc trong nhân dân, việc xử lý rác thải sinh hoạt còn hạn chế, hạ tầng xử lý rác thải sinh hoạt ở nhiều địa phương còn thiếu và chưa đồng bộ; hoạt động tội phạm trên không gian mạng, tội phạm công nghệ cao, lừa đảo qua mạng vẫn còn diễn ra và xu hướng gia tăng,... làm ảnh hưởng đến tư tưởng, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của Nhân dân.

III. TỔNG HỢP Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI VÀ NHÂN DÂN GỬI ĐẾN KỲ HỌP THỨ 20, HĐND TỈNH KHÓA XVIII

1. Về phát triển sản xuất

Cử tri và Nhân dân đề nghị HĐND, UBND tỉnh một số vấn đề sau:

(1) Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, cắt giảm các chi phí, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tạo nhiều mặt bằng sạch cho doanh nghiệp dễ tiếp cận để thúc đẩy đầu tư sản xuất; có chính sách ưu đãi để các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong phát triển sản xuất kinh doanh. Tiếp tục thúc đẩy thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, người Thanh Hóa ưu tiên dùng hàng của Thanh Hóa sản xuất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát triển; bố trí nguồn vốn thuộc nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh cho các dự án đã được phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, tránh phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản, tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp.

(2) Đề nghị UBND tỉnh quan tâm bố trí vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh bằng 10% để đối ứng thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định của Trung ương; sớm ban hành hướng dẫn thực hiện Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 01/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số chỉ tiêu, tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí xã NTM, NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh.

(3) Đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành, UBND các huyện, tập trung giải quyết những khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án “Sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở các huyện miền núi giai đoạn 2021-2025”; quan tâm sớm thực hiện dự án di dân tại phố Tiền phong, phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa để phòng tránh thiên tai; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ". Tiếp tục có chính sách thu hút các nhà đầu tư hạ tầng một số khu công nghiệp được quy hoạch như: Thạch Quảng, Ngọc Lặc, Bãi Trành... để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, tăng tỷ lệ lấp đầy và giải quyết việc làm cho người lao động. Xem xét điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga, sớm có phương án đầu tư giai đoạn 2, dự án đường Vành đai phía Tây thành phố Thanh Hóa.

(4) Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành giao thông, chính quyền các địa phương tiếp tục quan tâm đầu tư, nâng cấp, các công trình giao thông trên các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn các huyện, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tuyến giao thông kết nối với các địa phương trong tỉnh, các địa bàn khó khăn; đầu tư hệ thống thoát nước, khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ trên các tuyến giao thông4, có giải pháp đảm bảo an toàn cho người dân lưu thông qua các ngầm, tràn trong mùa mưa lũ; tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh việc bồi thường cho các hộ dân do thi công dự án cao tốc tại một số địa phương; đẩy nhanh tiến độ phê duyệt báo cáo tiến độ tiền khả thi dự án đường tránh Quốc lộ 1A phía Đông, đoạn Hoằng Hóa - Quảng Xương.

(5) Đề nghị UBND tỉnh, ngành Nông nghiệp tiếp tục bố trí kinh phí, hỗ trợ cải tạo, sửa chữa nâng cấp các tuyến đê sông, đê biển; xử lý các sự cố, có nguy cơ mất an toàn bảo đảm công tác phòng, chống thiên tai trong mùa mưa lũ. Quan tâm đầu tư nâng cấp các hồ đập, nạo vét, sửa chữa các tuyến kênh, mương tưới, tiêu, các trạm bơm, cống tiêu thoát lũ trên địa bàn các huyện; đẩy nhanh tiến độ dự án đập ngăn mặn tại đò Thánh Giá xã Nga Phú, huyện Nga Sơn; sớm có chủ trương về di dời, tái định cư cho 350 hộ dân xã Yên Dương, huyện Hà Trung nằm trong hành lang thoát lũ sông Hoạt; nạo vét, khơi thông luồng lạch tại cửa Lạch Hới, cửa Âu, sớm triển khai dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn.

(6) Đề nghị UBND tỉnh, Điện lực Thanh Hóa, Công ty CP xây lắp Điện lực Thanh Hóa quan tâm nâng cấp, cải tạo đường dây, lắp đặt thêm các trạm biến áp nâng cao chất lượng điện sinh hoạt cho Nhân dân.

2. Về quản lý tài nguyên, đất đai và bảo vệ môi trường

Cử tri và Nhân dân trong tỉnh đề nghị HĐND, UBND tỉnh:

(1) Đề nghị UBND tỉnh quan tâm bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng các nhà trẻ, trường mầm non công lập tại các khu công nghiệp, khu kinh tế tập trung đông công nhân lao động; chỉ đạo các cơ quan liên quan sớm có văn bản hướng dẫn vướng mắc của người dân khi thực hiện các thủ tục về đất đai đối với hạn mức đất ở của người dân các xã miền núi trước đây (với hạn mức đất ở là 400m), đến nay đã hoàn thành xã đạt chuẩn nông thôn mới không còn được hưởng hạn mức đất ở như trên (hiện nay còn 200m). Xem xét ưu tiên điều chỉnh và bổ sung chỉ tiêu chuyển đổi mục đích đất trồng lúa theo Quyết định 2323/QĐ-UBND ngày 30/6/2023 của UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 cho các địa phương để thực hiện các dự án trọng điểm. Có phương án quản lý đối với các diện tích đất sử dụng không hiệu quả. Tiếp tục giải quyết những vướng mắc về mốc giới, nguồn gốc đất đai có liên quan đến nông, lâm trường, BQL rừng phòng hộ, Khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh.

(2) Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường xảy ra tại Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri-Vina chủ đầu tư dự án chăn nuôi lợn chất lượng cao đóng tại thôn Tân Thủy, xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh; kiểm tra tình trạng ô nhiễm nguồn nước Sông Đằn đoạn chảy qua địa phận thôn Liên Thành và thôn Cao Tiến, xã Luận Thành; thôn Nhàng và thôn Hợp Nhất, xã Luận Khê, huyện Thường Xuân. Tiếp tục có lộ trình, xử lý rác thải tồn đọng tại bãi rác Cồn Quán và bãi rác Đông Nam, huyện Đông Sơn. Hỗ trợ xe chuyên dụng phục vụ thu gom rác thải khu vực thị trấn Mường Lát. Có phương án đền bù hỗ trợ đối với 150 ha rừng do người dân trồng mà không được khai thác do quy hoạch rừng đặc dụng Hàm Rồng.

3. Về văn hoá - xã hội

(1) Về giáo dục và đào tạo:

- Cử tri thành phố Thanh Hóa đề nghị HĐND tỉnh nghiên cứu bổ sung đối tượng hạng trường và giao tăng định mức phân bổ kinh phí cho các địa phương có trên 100 trường theo khoản 2, Điều 3, Nghị quyết 177/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nguyên tắc, tiêu chí, và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 và ổn định đến năm 2025.

- Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét cấp bổ sung kinh phí nguồn sự nghiệp giáo dục để huyện chi trả chế độ cho giáo viên dạy tăng tiết cho các trường năm 2024; Xem xét tính hiệu quả của “Sổ liên lạc điện tử” hiện đang áp dụng tại các cấp học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với mức thu 70.000 đồng- 90.000 đồng/học sinh/năm học.

(2) Về y tế: Đề nghị UBND tỉnh, ngành Y tế rà soát, ban hành các văn bản quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân; Thực hiện hậu kiểm tra đối với các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân đã được cấp phép; giải quyết dứt điểm tình trạng hoạt động y, dược không phép. Thực hiện việc cấp mới, cấp lại chứng chỉ hành nghề; giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo đúng quy định.

(3) Về văn hóa - xã hội:

- Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh sớm ban hành quy định chi tiết tiêu chuẩn và hướng dẫn về cách thức đánh giá, bình xét, tặng danh hiệu Gia đình văn hóa, thôn, tổ dân phố văn hóa; xã, phường thị trấn tiêu biểu theo Nghị định số 86/NĐ-CP ngày 7/12/2023 của Chính phủ quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”.

- Đề nghị UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm đầu tư sân Lễ hội Mường Xia và đền Tư Mã Hai Đào huyện Quan Sơn; quan tâm đầu tư, nâng cấp các tiểu công trình phụ cận trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu gồm Đền Bà Triệu, khu Lăng mộ ba ông quan, Đình làng, Miếu bàn thề, Nghè Eo; nâng cấp, tôn tạo, tu bổ di tích Đình làng Hồ xã Thọ Thanh, Hang Mường xã Vạn Xuân huyện Thường Xuân; đền thờ Tiến sỹ Đào Xuân Lan xã An Nông, huyện Triệu Sơn; các hạng mục trong quần thể di tích lịch sử, văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa.

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch; nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp du lịch, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, văn minh của du lịch Thanh Hóa.

4. Về cơ chế, chính sách

(1) Đề nghị HĐND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 232/2019/NQ/HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh phù hợp với Nghị định 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ; sớm ban hành Nghị quyết quy định nội dung, mức chi thực hiện đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh; nâng mức thù lao hỗ trợ người đứng đầu các tổ chức hội đặc thù theo Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 1/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Xem xét sửa đổi Nghị quyết số 184/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 để tiếp tục khuyến khích các địa phương vận động nhân dân hiến đất, mở rộng đường giao thông, thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; có chính sách hỗ trợ, động viên, khuyến khích cán bộ thuộc đơn vị sáp nhập về nghỉ chế độ trước tuổi, chính sách miễn giảm các khoản phí, lệ phí khi người dân thuộc các đơn vị sáp nhập đơn vị hành chính thực hiện thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ có liên quan; cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho các vùng nuôi thủy sản theo hình thức thâm canh, công nghệ cao.

(2) Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu hướng dẫn cụ thể nguồn kinh phí cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất còn lại của các hộ sau khi nhà nước thu hồi một phần thửa đất, vì trong Quyết định số 16/2023/QĐ-UBND ngày 20/4/2023 của UBND tỉnh không hướng dẫn nguồn kinh phí cấp lại GCN quyền sử dụng đất cho Nhân dân; đồng thời nghiên cứu có cơ chế, chính sách miễn lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những hộ gia đình tự nguyện hiến đất làm đường giao thông, các công trình công cộng, tại địa phương.

(3) Đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu ban hành quy định về mức chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất theo Khoản 5, Điều 5 Thông tư số 61/2022/TT-BTC ngày 05/10/2022 của Bộ Tài chính Hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

(4) Xem xét sửa đổi, bổ sung, thay thế Quyết định số 2099/QĐ-UBND ngày 16/6/2023 của UBND tỉnh theo quy định của Nghị định số 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất và Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

(5) Đề nghị UBND tỉnh, chỉ đạo các ngành chức năng sớm có hướng dẫn, bổ sung kinh phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với chế độ phụ cấp thâm niên của Chính trị viên, Chính trị viên phó và Phó Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã.

5. Về an ninh trật tự, an toàn xã hội và một số vấn đề khác

(1) Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng có phương án chấn chỉnh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng hoạt động đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc để trục lợi, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho người lao động và ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

(2) Đề nghị HĐND tỉnh sớm ban hành nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở và ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh theo Điều 85, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

IV. KIẾN NGHỊ CỦA BAN THƯỜNG TRỰC ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM TỈNH

Tại kỳ họp này, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh kiến nghị một số nội dung sau:

(1) Đề nghị HĐND, UBND tỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia nhất là Chương trình giảm nghèo và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (hiện nay, tổng số vốn giải ngân nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2024 mới đạt 48,4% kế hoạch), quan tâm giải quyết về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, sinh kế, an sinh xã hội, vì đây là bộ phận cư dân khó khăn nhất hiện nay.

(2) Đề nghị tỉnh nghiên cứu sớm bố trí quỹ đất cho công đoàn đầu tư các dự án nhà ở xã hội và thiết chế văn hóa, xã hội cho công nhần lao động trên cơ sở quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất... như các công trình nhà trẻ, trường học, khu vui chơi giải trí...; Chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn, đôn đốc các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, bàn giao quỹ đất 20% trong dự án nhà ở thương mại để đầu tư nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

(3) Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng, các địa phương tăng cường:

- Kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường do sản xuất, chế biến, chăn nuôi xảy ra ở các địa phương, doanh nghiệp; có giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các bãi rác trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục tuyên truyền, đấu tranh với các hành vi, thủ đoạn lừa đảo qua mạng, sử dụng công nghệ cao gây băn khoăn lo lắng trong Nhân dân.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]