(Baothanhhoa.vn) - Ngày 3-9, UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 8, thông qua tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm; đồng thời cho ý kiến vào một số tờ trình, đề án quan trọng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 8: Nỗ lực khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 3-9, UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 8, thông qua tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm; đồng thời cho ý kiến vào một số tờ trình, đề án quan trọng.

UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 8: Nỗ lực khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Ủy viên UBND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, đoàn ĐBQH tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh.

Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại hội nghị cho thấy, trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh có đà tăng trưởng tốt. Một số lĩnh vực tăng trưởng khá như công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu. Huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 17,3% so với cùng kỳ. Sản xuất nông nghiệp tuy gặp khó khăn do lũ lụt, dịch bệnh nhưng vẫn duy trì ổn định. Bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã có chiều hướng giảm. Các hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế được quan tâm chỉ đạo. Thu ngân sách tỉnh tăng 55% so với cùng kỳ. Chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Giáo dục mũi nhọn đạt kết quả nổi bật, đứng top đầu cả nước. Các chính sách an sinh - xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, an ninh quốc phòng được giữ vững.

Tuy nhiên bên cạnh đó, một số lĩnh vực vẫn đang gặp khó khăn, như: Bão số 3 đã gây nhiều thiệt hại về người, nhà cửa, hoa màu, làm hư hỏng các công trình giao thông, thủy lợi, đê điều ở các địa phương, đặc biệt là tại huyện Quan Sơn và Mường Lát; một số sản phẩm công nghiệp truyền thống như: ô tô tải, dầu ăn, gạch lát nền Vicenza gặp khó về thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh công nghệ; công tác giải phóng mặt bằng tại nhiều địa phương vẫn vướng mắc kéo dài, làm chậm tiến độ thi công của một số dự án quan trọng; giải ngân các dự án đầu tư công và tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp còn chậm, nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp vẫn còn cao.

UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 8: Nỗ lực khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại phiên họp

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, phân tích một số khó khăn và kiến nghị, đề xuất giải pháp khắc phục trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, như: Lĩnh vực công nghiệp dự kiến khó hoàn thành kế hoạch do sự sụt giảm của một số sản phẩm công nghiệp truyền thống và Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn chuẩn bị vào thời gian bảo dưỡng; một số dự án trên lĩnh vực công thương chậm tiến độ; cơn bão số 3 và số 4 làm hư hỏng, thiệt hại một số tuyến đường giao thông, đê điều, cần sớm có nguồn kinh phí khắc phục; dịch tả lợn Châu Phi tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn ở diện rộng, trong khi đó, công tác thực hiện hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại còn chậm, chưa đủ cơ sở để người dân tái đàn khôi phục sản xuất; diện tích trồng rừng mới chưa đạt kế hoạch; việc giải ngân vốn đầu tư công chậm; công tác giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp còn chưa đạt yêu cầu và kỳ vọng; tình trạng ô nhiễm môi trường còn phức tạp, việc xử lý chất thải rắn còn chậm; chất lượng giáo dục đại trà còn thấp.

UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 8: Nỗ lực khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại phiên họp.

Sau khi nghe các đại biểu phân tích, thảo luận, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng nhận định, mặc dù gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn đạt được bước phát triển ổn định. Với những khó khăn do yếu tố chủ quan và khách quan, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành phải nỗ lực vào cuộc thực sự để giải quyết nhằm khôi phục phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng trên các lĩnh vực có tiềm năng.

UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 8: Nỗ lực khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Lãnh đạo Sở Tài chính phát biểu tại phiên họp.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngành nông nghiệp tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt, trong đó, với diện tích lúa thu mùa, cần nhanh chóng chỉ đạo thu hoạch trước diễn biến thời tiết bất lợi do sự hình thành của cơn bão số 5. Đối với diễn biến của dịch tả lợn Châu Phi, tiếp tục giám sát chặt chẽ hoạt động vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ; đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện thanh, quyết toán, hỗ trợ cho người dân. Bên cạnh đó, với các trang trại, khu vực chăn nuôi đủ điều kiện tái đàn trở lại sản xuất cần thực hiện kiểm tra và khuyến khích người dân tái đàn. Tích cực triển khai kế hoạch trồng rừng vụ thu. Với lĩnh vực công nghiệp, để nỗ lực hoàn thành kế hoạch sản xuất năm 2019, các ngành tập trung tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy đưa các dự án công nghiệp may mặc, giày da đang thi công vào sản xuất, bù đắp sản lượng thiếu hụt cho các ngành gặp khó khăn. Chú trọng giải quyết khó khăn, vướng mắc cho dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm truyền thống đang tiêu thụ tốt như bia, thuốc lá. Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp thực hiện tổng hợp các dự án vướng mắc trong tại Khu Kinh tế Nghi Sơn để Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức gặp gỡ, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các dự án. Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác giải phóng mặt bằng ở các địa phương. Trong đó, kiểm tra tiến độ thực hiện theo ghi nhớ cam kết để làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư hay chính quyền địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các ngành, các địa phương tập trung cao độ cho thực hiện 11 dự án trọng điểm, các dự án đầu tư trực tiếp, chỉ đạo cho công tác xây dựng cơ bản và giải ngân các dự án đầu tư công. Đồng thời, chuẩn bị tích cực cho công tác tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, trong đó, cần phối hợp làm việc với các doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính để đủ điều kiện cấp chứng nhận đầu tư cho một số dự án trong dịp tổ chức hội nghị. Đôn đốc, chỉ đạo các địa phương quan tâm, thực hiện các giải pháp phát triển doanh nghiệp. Tăng cường các giải pháp thu ngân sách. Rà soát tiến độ thực hiện các dự án xử lý chất thải rắn. Các dự án chậm tiến độ kéo dài cần kiên quyết thu hồi. Ngành giáo dục chú trọng các điều kiện về cơ sở vật chất đầu năm học mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà…

Cũng tại phiên họp, UBND tỉnh đã nghe, thảo luận, cho ý kiến về một số tờ trình, đề án. Tại tờ trình ban hành chính sách hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng cơ chế hỗ trợ như sau: Đối tượng thực hiện hỗ trợ là các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ nguồn vốn xã hội hóa có công suất xử lý từ 50 tấn rác/ngày đêm, bảo đảm tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%; các hộ gia đình, cá nhân không có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gắn liền với nhà ở của hộ gia đình. Về mức hỗ trợ, ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%, ngân sách huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ 50% đối với kinh phí đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng ngoài dự án nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực và thanh toán giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của UBND tỉnh. Thời gian hỗ trợ từ 1-1-2020 đến hết 31-12-2025.

Kết luận nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh và các ngành đánh giá đề án và tờ trình đã chuẩn bị khá chi tiết. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở các ý kiến thảo luận, hoàn chỉnh đề án và tờ trình theo hướng bố trí lại kết cấu của đề án nhằm toát lên mục tiêu hướng tới của đề án, đồng thời nêu rõ các mô hình, phương thức xử lý rác thải đang triển khai, những bất cập, phát sinh và lý do, sự cần thiết phải ban hành chính sách để trình Thường vụ Tỉnh ủy và HĐND trong kỳ họp sắp tới.

Hội nghị cũng nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đơn vị tư vấn trình bày báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án thuộc nhóm dự án số 3 “Tu bổ, bảo tồn, tôn tạo di tích vùng lõi, trưng bày khảo cổ trong thành, phục hồi Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu” di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc. Theo đó, dự án được đề xuất đầu tư trên diện tích 155,5ha, gồm 3 khu vực: thành nội, đàn tế Nam Giao, La Thành. Mục tiêu đầu tư xây dựng nhằm bảo tồn, lưu giữ di tích trước những tác động xấu của thiên nhiên, thời tiết; góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di sản thế giới và di tích Quốc gia đặc biệt Thanh Nhà Hồ. Đồng thời tạo không gian giáo dục cho thế hệ nay và mai sau, thu hút khách du lịch, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. Thời gian thực hiện từ năm 2021-2030 với tổng giá trị đầu tư khoảng 3.048 tỷ đồng.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá sự cần thiết và ý nghĩa của dự án. Nếu được triển khai thành công, dự án sẽ trở thành trung tâm văn hóa, du lịch có giá trị lịch sử của tỉnh. Trên cơ sở phân tích, góp ý của các ngành, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Văn hóa thể thao và du lịch cùng đơn vị tư vấn hoàn chỉnh, trình HĐND tỉnh vào kỳ họp tới xin ý kiến để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Cũng tại phiên họp này, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu đã thông qua tờ trình về việc giao bổ sung biên chế giáo viên mầm non tại các trường mầm non công lập của UBND các huyện, thị xã, thành phố; báo cáo rà soát sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; tờ trình về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025; tờ trình về việc ban hành Bộ tiêu chí về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025.

Với đề án xác định vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và số lượng người làm việc của các trường Đại học, Cao đẳng trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện cơ chế tự chủ giai đoạn 2019-2020, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Nội vụ triển khai cho các đơn vị xây dựng lộ trình cụ thể để Sở Nội thẩm định trước khi vụ trình UBND tỉnh.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]