(Baothanhhoa.vn) - Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Thanh Hóa (Tiền thân là Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ & vừa Thanh Hóa) thành lập năm 2003. Sau 17 năm ra đời và phát triển, Hiệp hội đã đóng góp không nhỏ vào các hoạt động của DN hội viên, trở thành diễn đàn quy tụ, liên kết DN trong hành trình phát triển. Nhân dịp Đại hội Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa, phóng viên Báo Thanh Hóa đã phỏng vấn doanh nhân, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đệ, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa.

Tiếp tục phát huy vai trò cầu nối, xứng đáng là “mái nhà chung” của doanh nghiệp tỉnh Thanh

Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Thanh Hóa (Tiền thân là Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ & vừa Thanh Hóa) thành lập năm 2003. Sau 17 năm ra đời và phát triển, Hiệp hội đã đóng góp không nhỏ vào các hoạt động của DN hội viên, trở thành diễn đàn quy tụ, liên kết DN trong hành trình phát triển. Nhân dịp Đại hội Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa, phóng viên Báo Thanh Hóa đã phỏng vấn doanh nhân, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đệ, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa.

Tiếp tục phát huy vai trò cầu nối, xứng đáng là “mái nhà chung” của doanh nghiệp tỉnh Thanh

Doanh nhân, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đệ, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa

Phóng viên: Thưa ông, chặng đường vừa qua Hiệp hội DN tỉnh đã đóng góp vai trò như thế nào trong việc phát triển đội ngũ DN tỉnh Thanh Hóa?

Ông Nguyễn Văn Đệ: Còn nhớ giai đoạn đầu thành lập Hiệp hội toàn tỉnh mới có hơn 200 DN. Cùng với các chính sách khuyến khích của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương về phát triển DN, hiệp hội DN đã tích cực tổ chức đào tạo, lan tỏa tinh thần lập thân, lập nghiệp tới các tầng lớp Nhân dân.

Số lượng các DN trên địa bàn tỉnh đã tăng lên nhanh chóng. Từ năm 2017 đến nay, tỉnh Thanh Hóa có 14.231 DN đăng ký thành lập mới, với tổng vốn điều lệ bình quân đạt 7,2 tỷ đồng/DN, gấp 2,6 lần về số DN và 4,6 lần về số vốn đăng ký so với giai đoạn 2011-2015. Lũy kế đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 25.943 DN đăng ký thành lập, với khoảng 17.274 DN đang hoạt động, tăng 9.555 DN so với năm 2015, đạt tỷ lệ 4,8 DN/1000 dân, đứng đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và chiếm 1,95% tổng số DN đang hoạt động trên cả nước.

Tiếp tục phát huy vai trò cầu nối, xứng đáng là “mái nhà chung” của doanh nghiệp tỉnh Thanh

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kịp thời, hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cấp, ngành trong tỉnh; đặc biệt là Ban Chấp hành, Ban Thường trực Hiệp hội đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hỗ trợ các DN trong sản xuất, kinh doanh, từng bước phát triển, bảo đảm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phóng viên: Không chỉ là diễn đàn để các DN trao đổi kinh nghiệm, kết nối sản xuất, kinh doanh, trong những nhiệm kỳ gần đây, Hiệp hội đã thể hiện tiếng nói, trọng trách quan trọng việc kết nối DN với các cấp chính quyền, góp phần cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng cởi mở, thân thiện. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về vấn đề này?

Ông Nguyễn Văn Đệ: Kể từ khi thành lập, Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa đã trở thành cầu nối giữa cộng đồng DN với chính quyền địa ph­ương và các cơ quan quản lý Nhà n­ước. Hiệp hội đã chú trọng tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đến các DN; tập hợp các ý kiến để kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, các quy định của tỉnh liên quan đến DN. Đồng thời, tham gia góp ý các dự thảo đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức các diễn đàn đối thoại giữa chính quyền với DN và vận động DN thực hiện nghiêm quy định của pháp luật. Thống kê sơ bộ trong nhiệm kỳ, Hiệp hội đã có trên 300 văn bản tham gia góp ý nhiều dự thảo luật, đề án quan trọng của Trung ương và của tỉnh.

Bên cạnh đó, bản thân tôi là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nhiều đồng chí thường trực Hiệp hội là Ủy viên Ban Chấp hành Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, đại biểu HĐND tỉnh, Uỷ viên Uỷ ban MTTQ tỉnh và thành phố... nên đã tích cực phát huy vai trò tham mưu, góp ý chính sách và phản biện xã hội, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh.

Hơn nữa, chú trọng nhất trong hoạt động của hiệp hội là công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của DN. Hoạt động này được thể hiện rõ nét nhất với vai trò cầu nối của Hiệp hội trong các chương trình, hội nghị đối thoại giữa DN và các cấp chính quyền từ năm 2017 đến nay. Ước tính hàng năm, có khoảng 50-60 nội dung, đề xuất của DN được hiệp hội tổng hợp, báo cáo và đối thoại tại cuộc họp giữa Chủ tịch UBND tỉnh với DN hàng tháng. Trong đó, 80% kiến nghị được giải quyết dứt điểm. Các hoạt động trên không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy sự đồng thuận và tăng cường hợp tác giữa các cấp chính quyền và DN, mà còn tạo thuận lợi cho DN, doanh nhân trong phát triển sản xuất, kinh doanh.

Phóng viên: Tuy đã có 17 năm xây dựng và phát triển, nhưng số hội viên Hiệp hội mới dừng ở con số 5.000, chiếm gần 1/3 tổng số DN đang hoạt động. Vậy công tác phát triển hội viên được định hướng trong thời gian tới như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Đệ: Xác định công tác hội viên là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt, nhiệm kỳ qua Hiệp hội đã chú trọng vận động, tuyên truyền các DN kết nạp vào hiệp hội. Đầu nhiệm kỳ này Hiệp hội có 2.334 hội viên, trong đó có 402 hội viên DN và 1.932 hội viên thuộc hội viên tập thể. 5 năm qua, hiệp hội đã kết nạp mới 295 hội viên DN và 2.450 hội viên thuộc hội viên tập thể.

Đến nay, hiệp hội đã có hơn 5.000 hội viên, trong đó có gần 700 DN là hội viên chính thức. Số hội viên còn lại trực thuộc 35 hội viên tập thể và 2 Chi hội của hiệp hội, tăng gấp 2,15 lần so với đầu nhiệm kỳ. Đa số các hội viên sản xuất, kinh doanh ổn định, có uy tín và thương hiệu trên thị trường, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xây dựng Hiệp hội vững mạnh.

Tiếp tục phát huy vai trò cầu nối, xứng đáng là “mái nhà chung” của doanh nghiệp tỉnh Thanh

Tuy nhiên, con số 5.000 cũng đã phản ánh một phần những hạn chế trong công tác phát triển hội viên. Nguyên nhân phần lớn là do số lượng đông, nhưng các DN trong tỉnh quy mô còn khá nhỏ, năng lực tài chính còn yếu, khả năng cạnh tranh chưa cao nên đôi khi còn e ngại tham gia vào các tổ chức hội.

Trong thời gian tới, việc phát triển hội viên sẽ được mở rộng thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, vận động các tổ chức Hiệp hội ngành hàng, các hiệp hội DN cấp huyện, thị, thành phố. Đây được xem là giải pháp hiệu quả để mở rộng số lượng hội viên của Hiệp hội.

Đồng thời, Hiệp hội sẽ tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường năng lực công tác hội cho cán bộ văn phòng. Đặc biệt, quan tâm công tác lựa chọn cán bộ hội đủ nhiệt tình, tâm huyết, năng lực để lãnh đạo, điều hành công tác hội đạt yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Sử dụng hiệu quả trang website của Hiệp hội, giúp các DN nắm bắt thông tin, quảng bá thương hiệu, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thu hút hội viên. Xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các hội ngành hàng để kết nối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, liên kết kinh doanh, phát triển DN. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu mô hình tổ chức hội từ những kinh nghiệm do Trung ương hướng dẫn và tham khảo mô hình từ các tỉnh bạn để tổ chức hội vững mạnh hơn.

Phóng viên: Vậy theo ông, Hiệp hội sẽ đồng hành như thế nào để tiếp tục hỗ trợ DN nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững trong thời gian tới?

Để phát huy kết quả đạt được của nhiệm kỳ vừa qua và những nhiệm kỳ trước đây, trong thời gian tới, Hiệp hội cần đa dạng các phương thức hoạt động, làm tốt hơn nữa vai trò cầu nối giữa DN với chính quyền, giữa DN với DN. Thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện, đề xuất, hiến kế với lãnh đạo tỉnh, Trung ương nhằm xem xét điều chỉnh chính sách kịp thời, thúc đẩy cải cách hành chính, tạo hành lang thông thoáng an toàn cho DN. Từ đó, khích lệ đội ngũ doanh nhân phát huy tài năng, trí tuệ, bản lĩnh, đóng góp tích cực và hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vì mục tiêu Thanh Hoá thịnh vượng.

Bên cạnh những nỗ lực của cộng đồng DN, Hiệp hội DN tỉnh, chúng tôi cũng đề xuất các cấp chính quyền sở tại nên vận hành chính sách một cách linh hoạt hơn trên cơ sở quy định của pháp luật, tiếp tục xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh ngày càng thân thiện, thuận lợi cho các DN phát triển.

Minh Hằng (Thực hiện)


Minh Hằng (Thực hiện)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]