(Baothanhhoa.vn) - Bước sang ngày làm việc thứ ba (ngày 10-7), Kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh khóa XVII, dưới sự điều hành của đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, HĐND đã tiến hành phiên chất vấn, trả lời chất vấn trong buổi sáng.

Tập trung giải quyết hiệu quả vấn đề thiếu đất sản xuất, đất ở cho người dân

Bước sang ngày làm việc thứ ba (ngày 10-7), Kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh khóa XVII, dưới sự điều hành của đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, HĐND đã tiến hành phiên chất vấn, trả lời chất vấn trong buổi sáng.

Tập trung giải quyết hiệu quả vấn đề thiếu đất sản xuất, đất ở cho người dân

Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh điều hành phiên chất vấn, trả lời chất vấn. Ảnh Minh Hiếu

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã trả lời chất vấn của HĐND tỉnh về nội dung liên quan đến thực trạng quản lý, sử dụng đất đai tại các Công ty TNHH, Công ty lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH), rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh.

Tập trung giải quyết hiệu quả vấn đề thiếu đất sản xuất, đất ở cho người dân

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trả lời chất vấn của HĐND tỉnh. Ảnh Minh Hiếu

Báo cáo tại phiên chất vấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền cho biết: Thanh Hoá là tỉnh có số lượng nông, lâm trường lớn, thời kỳ cao nhất có 12 nông trường, 15 lâm trường, chủ yếu được thành lập từ năm 1956 - 1960 theo chủ trương của Đảng, Nhà nước chuyển một bộ phận quân đội sau kháng chiến chống Pháp sang làm kinh tế và năm 1979 xây dựng mới một số lâm trường để tăng cường bảo vệ biên giới. Các nông, lâm trường quốc doanh đã có nhiều đóng góp cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với địa phương miền núi. Sau khi các nông, lâm trường quốc doanh được rà soát, sắp xếp, chuyển đổi theo Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị đã có những chuyển biến tích cực. Một số đơn vị đã tổ chức lại sản xuất theo mô hình kinh doanh tổng hợp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu tập trung, gắn với chế biến và liên kết thị trường... Thông qua sắp xếp đã rà soát hiện trạng, lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng rừng gắn với quy hoạch phát triến kinh tế - xã hội và xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, phương án sử dụng đất, từng bước giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất của người dân ở các địa phương. Bên cạnh kết quả đạt được, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng đã nêu lên những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân trong công tác quản lý, sử dụng đất đai tại các Công ty TNHH, Công ty lâm nghiệp, Ban QLRPH, rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, chỉ rõ trách nhiệm của chính quyền các huyện trong việc chưa giải quyết triệt để tình trạng tranh chấp, xâm lấn đất đai, xây nhà ở trái phép trên diện tích đất được giao khoán. Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết đất sản xuất, đất ở cho người dân.

Về các giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, UBND tỉnnh tập trung chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đấu mối với các bộ, ngành Tmng ương để hoàn thành công tác đo đạc, cắm mốc ranh giới, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các Ban QLRPH, Công ty lâm nghiệp, Công ty TNHH để làm cơ sở thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 202.5, định hướng đến năm 2030”. Tiếp tục báo cáo, đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương có hướng dẫn xử lý, tháo gỡ khó khăn trong việc giải quyết quyền lợi về đất đai đối với các hộ nhận khoán theo Nghị định 01/NĐ-CP và Nghị định 135/NĐ-CP của Chính phủ, gắn với đẩy nhanh tiến độ bàn giao diện tích đất cho các địa phương quản lý. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất tại các Công ty lâm nghiệp, Công ty TNHH và Ban QLRPH.

Tập trung giải quyết hiệu quả vấn đề thiếu đất sản xuất, đất ở cho người dân

Đồng chí Lê Nhân Đồng, Phó Ban Dân tộc HĐND tỉnh chất vấn đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền. Ảnh Minh Hiếu

Tại phiên chất vấn, nhiều câu hỏi được các đại biểu HĐND tỉnh gửi đến đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền liên quan đến việc bàn giao đất cho các địa phương còn chậm, một số huyện chưa được bàn giao; tình trạng xâm canh, tranh chấp đất đại, một số hộ dân lấn chiếm đất tự ý xây dựng công trình nhà ở, cư trú trái pháp luật trong phạm vi đất của Công ty lâm nghiệp, Công ty TNHH chưa được giải quyết triệt để.

Trả lời những nội dung của các đại biểu HĐND tỉnh chất vấn, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền, cho biết: Đối với diện tích đất đang xâm canh, UBND tỉnh tiếp tục các địa phương rà soát diện tích có cây trồng của hộ dân phù hợp với phương án sử dụng đất của công ty, thỏa thuận với các hộ để ký lại hợp đồng giao khoán. Còn lại diện tích không phù hợp với phương án sử dụng đất, thì tổ chức rà soát diện tích đất tập trung, liền vùng, liền khoảnh để kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực liên kết với công ty cùng sản xuất kinh doanh. Diện tích nhỏ lẻ, không hiệu quả bàn giao về địa phương quản lý, sử dụng. Riêng các hộ đã làm nhà ở kiến cố trên đất được giao khoán, gần khu dân cư, đường giao thông thì tiếp tục xác định cụ thể vị trí, ranh giới hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, thu hồi bàn giao cho địa phương quản lý. Riêng đối với diện tích đất chồng lấn, xảy ra tranh chấp giữa Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa với người dân địa phương tại huyện Như Xuân, Cẩm Thủy, Thạch Thành thì Sở Tài nguyên và Môi trường đã thanh tra, kiểm tra và đang hoàn thiện hồ sơ thu hồi theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 118/NĐ-CP của Chính phủ, với diện tích khoảng 300 ha. Bên cạnh đó, tỉnh chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường đấu mối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường để báo cáo Thủ tướng Chính phủ (lần thứ 2) chấp thuận điều chỉnh giảm 368,406 ha diện tích đất rừng đặc dụng theo thẩm quyền để giao lại cho 517 hộ với 2.160 nhân khẩu của 9 thôn, 3 xã Tân Bình, Xuân Qùy, Hóa Quỳ thuộc huyện Như Xuân ổn định nơi ở, tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, ổn định đời sống. Đáng chú ý, việc giao đất cho các địa phương, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành 52 quyết định thu hồi đất của các nông, lâm trường bàn giao cho địa phương quản lý với hơn 6.767 ha. Trong thời gian tới, tiếp tục bàn giao về cho địa phương hơn 2.913 ha.

Kết luận nội dung này, đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao các ý kiến chất vấn và phần trả lời chất vấn của đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Đồng chí cũng cho rằng báo cáo của UBND tỉnh về thực trạng quản lý sử dụng đất đai tại các công ty TNHH, công ty lâm nghiệp, Ban QLRPH, rừng đặc dụng đã được chuẩn bị tương đối kỹ, đã nhìn nhận đúng những nguyên nhân, hạn chế và chỉ rõ trách nhiệm của các cấp, các sở, ngành, địa phương liên quan. Đồng thời, nhiều năm qua UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý sử dụng đất đai tại các công ty TNHH, công ty lâm nghiệp, Ban QLRPH, rừng đặc dụng giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất, đất ở cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực, cố gắng thì còn nhiều hạn chế, yếu kém, dẫn đến hiểu quả đạt được chưa cao. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 59 nông, lâm trường quốc doanh, Ban QLRPH và các công ty TNHH, công ty lâm nghiệp, với diện tích 316.129 ha. Nhìn vào thực tế, có một số đơn vị đã phát huy được hiệu quả trong việc sản xuất, kinh doanh, còn lại phần đa các nông, lâm trường quốc doanh, Ban QLRPH và công ty TNHH, công ty lâm nghiệp hiệu quả lý sử dụng đất chưa được cao, có đơn vị còn thấp. Nguyên nhân là do diện tích được giao ở một số đơn vị lớn, quá sức quản lý và đầu tư khai thác nên nảy sinh vấn đề mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê đất. Công tác quản lý, sử dụng đất đai của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở và các nông, lâm trường quốc doanh, Ban QLRPH và công ty TNHH, công ty lâm nghiệp thiếu chặt chẽ trong việc đo đạc xác định ranh giới, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dẫn đến tình trạng xâm canh, tranh chấp, lấn chiếm đất đai, xây dựng công trình trái phép trên đất nhận khoán sản xuất ở nhiều địa phương. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân có nhu cầu đất ở, đất sản xuất nhưng không được giao. Vì không có đất ở, đất sản xuất nên đời sống của nhiều hộ dân, nhất là đồng bào dân tộc khu vực miền núi gặp khó khăn.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến yêu cầu, UBND tỉnh, chính quyền các huyện cần nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc về những hạn chế, yếu kém để có nhận thức đầy đủ hơn vấn đề quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường, công ty TNHH, công ty lâm nghiệp, Ban QLRPH và giải quyết đất sản xuất, đất ở cho người dân. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành liên quan trực thuộc UBND tỉnh kiểm điểm trách nhiệm trong công tác tham mưu và báo cáo kết quả kiểm điểm về Thường trực HĐND tỉnh trước ngày 30-8-2019.

Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường, công ty TNHH, công ty lâm nghiệp, Ban QLRPH và giải quyết căn cơ vấn đề thiếu đất sản xuất, đất ở cho người dân, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị, sau kỳ họp này, UBND tỉnh cần tập trung tổ chức rà soát lại diện tích đất đai. Trong đó, tiếp tục chỉ đạo công tác bàn giao diện tích đất đã thu hồi của của các nông, lâm trường, công ty TNHH, công ty lâm nghiệp cho các địa phương và phải xong trước ngày 30-12-2019. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, lộ trình giải quyết diện tích đất đang tranh chấp, lấn chiếm tại các đơn vị, địa phương và thời gian thực hiện nội dung này không quá ngày 30-3-2020. Đối với diện tích đất mà các hộ dân đã xây dựng nhà ở, theo từng khu vực, UBND tỉnh cần chỉ đạo các sở ngành liên quan phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, thống kê và căn cứ vào hiện trạng cụ thể, quy định của pháp luật hiện hành để có hướng giải quyết hiệu quả. Đặc biệt, chính quyền các cấp nâng cao công tác quản lý Nhà nước trong việc nghiêm cấm các đơn vị chủ sử dụng đất xây dựng quy hoạch đất khu dân cư để bán thu tiền. Trên cơ sở rà soát, đánh giá lại các hộ dân có nhu cầu đất sản xuất ở các địa phương, tỉnh cần xây dựng hệ tiêu chí riêng về hạn mức giao đất cho các hộ dân và báo cáo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh để có sự thống nhất trong chỉ đạo. Đồng thời, từ nay đến ngày 30-12-2019, tập trung giải quyết đất ở cho các hộ dân còn thiếu. Song song với đó, cần đánh giá lại hiệu quả sử dụng đất của các nông, lâm trường, công ty TNHH, công ty lâm nghiệp trên cơ sở các tiêu chí về giá trị sản xuất đối với từng loại cây trồng. Từ thực tiễn của tỉnh, tổ chức rà soát lại diện tích 3 loại rừng theo Nghị quyết của HĐND tỉnh để có hướng quản lý sử dụng hiểu quả. Trong quá trình thực hiện các nội dung trên, UBND tỉnh chủ động báo cáo những khó khăn, vướng mắc với các bộ, ngành Trung ương để có giải pháp tháo gỡ kịp thời, phù hợp với điều kiện của tỉnh. Đối với nội dung chất vấn tại kỳ họp này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cũng đề nghị các ban của HĐND tỉnh và cử tri toàn tỉnh tiếp tục giám sát quá trình thực hiện.

Theo dõi phiên chất vấn, trả lời chất vấn, cử tri trong tỉnh đã có những ghi nhận, đánh giá về trách nhiệm của UBND tỉnh, các ngành trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ.

Nguyễn Xuân Thu (Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Long, huyện Như Thanh): Quan tâm giải quyết đất ở, đất sản xuất cho nhân dân

Tập trung giải quyết hiệu quả vấn đề thiếu đất sản xuất, đất ở cho người dân

Theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII, tôi rất quan tâm đến vấn đề quản lý, sử dụng đất đai của Công ty TNHH, Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (nông, lâm trường). Qua nghe chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền, tôi cho rằng đây là vấn đề lớn, đã tồn tại từ nhiều năm nay nhưng chậm được giải quyết, đặc biệt là vấn đề về đất ở và đất sản xuất cho người dân ở các nông, lâm trường. Hiện nay, số lượng gia đình có nhu cầu về đất ở, đặc biệt là sản xuất rất lớn nhưng không được bàn giao. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiều gia đình làm nhà trái phép trên đất sản xuất và không được cấp trích lục đất. Điều này gây nên hệ quả lớn, không chỉ đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn mà còn làm ảnh hưởng đến việc quản lý hành chính của các địa phương.

Qua phần chất vấn và trả lời chất vấn, tôi đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan làm rõ trách nhiệm của từng đơn vị, nhất là UBND các huyện trong vần đề này. Rà soát lại diện tích đất, đặc biệt là đất tranh chấp, đất xâm canh, xâm cư, đất làm nhà trái phép để có hướng giải quyết cụ thể. Đánh giá lại số gia đình có nhu cầu về đất ở, quy hoạch khu dân cư để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bảo đảm cho nhân dân có chỗ ở ổn định.

Trương Văn Thọ (Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn 2 Hồng Thái, xã Hoằng Đồng, Hoằng Hóa): Bàn giao đất của các nông, lâm trường cho địa phương quản lý

Tập trung giải quyết hiệu quả vấn đề thiếu đất sản xuất, đất ở cho người dân

Qua nghe báo cáo của đồng chí Phó Chủ tịch Thường Trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền trình bày tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, tôi thấy báo cáo đã đánh giá khá toàn diện về kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém của các Công ty TNHH, Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (nông, lâm trường) trong thời gian qua. Một trong những hạn chế, tồn tại được các đại biểu HĐND tỉnh chất vấn nhiều là việc quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường hiệu quả không cao, một số diện tích đất cho thuê khoán, chưa tập trung vào đầu tư nên giá trị thu được trên một diện tích thấp. Nguyên nhân là do diện tích đất lớn, trong khi năng lực tài chính của các đơn vị khó khăn nên chưa khai thác hết được tiềm năng về đất đai, sản xuất không gắn với chế biến, chủ yếu bán sản phẩm nguyên liệu cho chế biến. Trong khi đó, người dân ở các huyện miền núi rất cần đất để sản xuất nhưng lại không được sử dụng. Để việc quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường được hiệu quả, tỉnh nên bàn giao quỹ đất này cho các huyện quản lý để chuyển đổi mục đích sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao đời sống cho nhân dân.

Tôi rất đồng tình với ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến tại buổi chất vấn, đó là UBND tỉnh cần có giải pháp chỉ đạo cụ thể đối với những nông, lâm trường hoạt động kém hiệu quả; các ngành liên quan, UBND các huyện tăng cường công tác quản lý, không để xảy ra tranh chấp, lấn chiếm đất đai, đặc biệt là tình trạng nhận khoán không đúng hợp đồng, sử dụng diện tích được nhận khoán sai mục đích.

Trần Thanh - Thu Vui


Trần Thanh - Thu Vui

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]