(Baothanhhoa.vn) - Ấn phẩm “Người làm báo Thanh Hóa” số kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam vừa có bài viết đề cập đến vấn đề được nhiều người quan tâm, đó là có một số người làm báo đang cố tìm những vụ việc có dấu hiệu tiêu cực để thực hiện hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của mình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Định vị lại trách nhiệm, quyền hạn

Ấn phẩm “Người làm báo Thanh Hóa” số kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam vừa có bài viết đề cập đến vấn đề được nhiều người quan tâm, đó là có một số người làm báo đang cố tìm những vụ việc có dấu hiệu tiêu cực để thực hiện hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của mình.

Định vị lại trách nhiệm, quyền hạn

Đưa ra một “góc khuất” của nghề trong dịp cả nước tôn vinh nghề báo rõ ràng không ngoài mục đích thẳng thắn nhìn vào sự việc, từ đó giúp những người làm báo đang “chệch đường ray” nghiêm túc nhìn nhận lại mình. Sở dĩ một nghề được giao nhiệm vụ tham gia đấu tranh chống tiêu cực mà lại có những người trong nghề sa ngã dẫn đến tiêu cực, là bởi vì họ chưa nhận thức được đầy đủ chân giá trị và sứ mệnh vô cùng lớn lao của nghề cũng như sự chờ đợi từ công chúng đối với nhà báo. Họ cần phải “định vị” lại mình.

Công cụ quản lý báo chí ngày càng hoàn thiện bằng hệ thống văn bản pháp luật và những quy định mang tính đạo đức từ cơ quan quản lý trực tiếp người làm báo, cao hơn là từ tổ chức hội nhà báo. Sau khi Luật Báo chí 2016 có hiệu lực, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam phù hợp với luật. Trước việc tham gia mạng xã hội một cách thiếu trách nhiệm của một bộ phận người làm báo, Hội Nhà báo Việt Nam tiếp tục ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam nhằm điều chỉnh hành vi người làm báo đúng pháp luật, đảm bảo đạo đức cao hơn.

Thực hiện các quy định đó, đòi hỏi người làm báo phải nâng cao hơn trách nhiệm nghề nghiệp cũng như nghĩa vụ công dân của mình. Bởi xét cho cùng, nghề báo dù có “đặc thù” đến mấy, thì người làm báo cũng luôn phải xác định trước tiên và trên hết mình là một công dân: Công dân làm việc trong một nghề đặc biệt, có uy tín và hiệu ứng xã hội cao, để càng nâng niu, bảo vệ nghề. Càng yêu nghề, dấn thân cho nghề càng đòi hỏi người làm báo phải nghiêm túc hơn với mình, tuân thủ quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

Xảy ra tình trạng người làm báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, chạy theo xu hướng tầm thường hóa nghề báo, là vì họ chưa nhận thức được đầy đủ sứ mệnh vinh quang, trách nhiệm lớn lao của nghề mà mình đang phụng sự. Người làm báo phải xác định rõ, nhà báo chỉ là người cầm bút ghi lại sự việc một cách trung thực trước mỗi đúng - sai, đưa ra phân tích, định hướng dư luận. Nhà báo không có quyền làm thay chức năng cơ quan bảo vệ pháp luật, đứng trên sự việc để phán xét theo cảm tính.

Thực hiện quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo là điều hết sức quan trọng như thực hiện y đức vậy. Yêu cầu ấy đặt ra và đòi hỏi người làm báo phải “định vị” lại trách nhiệm, quyền hạn của mình để ngòi bút thực sự ngay thẳng.

An Nhiên


An Nhiên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]