(Baothanhhoa.vn) - Sáng 6-4, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị của Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn lưới điện cao áp tỉnh Thanh Hóa. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh thuộc Ban Chỉ đạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố, đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Công ty Điện lực Thanh Hóa và 27 điện lực trực thuộc.

Đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên địa bàn Thanh Hóa

Sáng 6-4, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị của Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn lưới điện cao áp tỉnh Thanh Hóa. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh thuộc Ban Chỉ đạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố, đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Công ty Điện lực Thanh Hóa và 27 điện lực trực thuộc.

Đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên địa bàn Thanh Hóa

Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Trong 2 năm 2020, 2021, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã phối hợp với Ban Chỉ đạo bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp các cấp và chính quyền các địa phương vừa đầu tư sửa chữa cải tạo nâng cấp lưới điện, vừa vận động Nhân dân chặt tỉa, giải phóng hơn gần 50.000 cây các loại trong hành lang lưới điện cũng như tăng cường công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.

Tuy nhiên, chỉ tính riêng năm 2021 trên lưới điện của Công ty Điện lực Thanh Hóa quản lý đã xảy ra 712 vụ sự cố liên quan đến hành lang an toàn lưới điện cao áp (chiếm 43,7%/ tổng số vụ sự cố toàn công ty). Trong đó có 490 vụ sự cố do cây cối ngoài hành lang và 89 vụ sự cố do cây cối trong hành lang gây nên; 122 vụ sự cố do các phương tiện (xe cẩu, xe tải, máy xúc), 11 sự cố do người dân vi phạm hành lang gây ra.

Tại hội nghị, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã minh chứng các hình ảnh trực quan về các hành vi vi phạm cụ thể tại một số địa phương. Đồng thời, phân tích các nhóm hành vi vi phạm; hậu quả, ảnh hưởng đến công tác vận hành lưới điện trên địa bàn.

Theo đó, ngoài các nguyên nhân do lịch sử giao đất cho người dân sử dụng tại một số địa phương trước đây không trừ phần diện tích hành lang an toàn lưới điện, thì còn có nhiều nguyên nhân phát sinh như: Các hộ dân tự ý cơi nới, xây dựng các công trình trong hành lang an toàn lưới điện; người dân tự chặt, khai thác cây cao ngoài hành lang nhưng không đấu mối phối hợp với đơn vị quản lý vận hành để được hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho con người và an toàn cho vận hành lưới điện; các hoạt động thi công công trình, dự án không thông báo với đơn vị quản lý vận hành lưới điện...

Thực tế cho thấy nguyên nhân chính vẫn là do sự chủ quan của các tập thể và cá nhân trong quá trình thi công, lao động sản xuất.

Đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên địa bàn Thanh Hóa

Trên số liệu rà soát của Công ty Điện lực Thanh Hóa, hiện tại trên địa bàn đơn vị quản lý đang còn 2.030 khoảng cột còn tồn tại cây cối trong và ngoài hành lang, với số lượng khoảng 36.347 cây các loại.

Công ty đã kiến nghị các nhóm giải pháp khắc phục, đồng thời nêu lên những khó khăn, vướng mắc cần sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương để giải quyết từng bước, tiến tới giải quyết cơ bản tình trạng vi phạm lưới điện, hành lang an toàn điện trên địa bàn tỉnh.

Đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên địa bàn Thanh Hóa

Ông Hoàng Thanh Sơn, Giám đốc Công ty Điện lực Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị.

Dự hội nghị, các thành viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo các địa phương cũng đã nêu rõ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo đảm an toàn hành lang lưới điện trên địa bàn quản lý. Đồng thời đề xuất ngành điện phối hợp chặt chẽ về công tác chuyên môn để cùng địa phương xử lý các điểm vi phạm còn tồn tại, hạn chế phát sinh vi phạm mới và nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề này.

Đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên địa bàn Thanh Hóa

Đại diện lãnh đạo huyện Quan Hóa kiến nghị các giải pháp bảo đảm hành lang an toàn điện tại các huyện miền núi.

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Quang Thái, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nêu rõ: Thanh Hóa hiện đang là một trong những địa phương có sản lượng tiêu thụ điện cao nhất tại miền Bắc. Nhu cầu sử dụng điện tại địa phương sẽ tiếp tục gia tăng khi ngành công nghiệp của địa phương đang có hướng phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên hiện nay Thanh Hóa cũng là địa phương còn nhiều tồn tại trong công tác bảo vệ hành lang điện của Tổng Công ty, dẫn đến tai nạn điện, thời gian mất điện còn nhiều.

Ngoài nguyên nhân khách quan do thiên tai, địa hình, thời tiết phức tạp, thì tình trạng này còn do trình độ vận hành, chất lượng lưới điện, nhất là lưới điện tại khu vực nông thôn; đặc biệt có đến 50% các sự cố điện xảy ra do vi phạm hành lang an toàn lưới điện từ vật kiến trúc, cây cối, hoạt động xây dựng, vui chơi giải trí...

Đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên địa bàn Thanh Hóa

Ông Lê Quang Thái, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc phát biểu tại hội nghị.

Để đáp ứng việc nâng cao chất lượng cung ứng điện, hạn chế tai nạn điện trong Nhân dân, lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã đánh giá, ghi nhận sự vào cuộc mạnh mẽ của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, Công ty Điện lực Thanh Hóa.

Với các chỉ đạo quyết liệt, cụ thể và sự phối hợp của các cấp chính quyền, đồng chí Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc tin tưởng công tác bảo vệ hành lang điện tại địa phương sẽ có những chuyển biến, kết quả tốt trong thời gian tới.

Lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và Công ty Điện lực Thanh Hóa cũng đã giải đáp các kiến nghị của chính quyền các địa phương về công tác bổ sung phụ tải, tăng trạm biến áp, việc cấp điện cho các khu tái định cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Sau khi lắng nghe các ý kiến phân tích tồn tại, hạn chế trong công tác bảo đảm an toàn lưới điện từ đại diện Công ty Điện lực Thanh Hóa và các địa phương, phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Việc bảo đảm hàng lang an toàn lưới điện cao áp là nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ đối với ngành điện mà là nhiệm vụ chung của các địa phương và toàn dân.

Đây là vấn đề then chốt nhằm bảo đảm lưới điện vận hành liên tục, giảm thiểu thiệt hại về con người, tài sản và mức tiêu hao điện năng trên lưới, phục vụ tích cực cho sự phát triển kinh tế chung của tỉnh. Do đó, quan điểm của tỉnh là các ngành, các cấp phải tập trung cùng với ngành điện làm tốt công tác quản lý hành lang lưới điện.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Trước ngày 15-4-2022 các huyện, thị xã, thành phố phải ban hành kế hoạch cao điểm về giải phóng hành lang an toàn lưới điện trên cơ sở tham mưu của điện lực địa phương và tình hình thực tế, trong đó hoạch định hạng mục, khối lượng công việc, mục tiêu và thời gian hoàn thành từng hạng mục công việc, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 15-6.

Địa phương nào để xảy ra sự cố trên lưới do buông lỏng quản lý hành lang lưới điện, lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm và kiểm điểm theo quy định.

Đồng chí Phó Chủ tịch đề nghị Công ty Điện lực Thanh Hóa thực hiện quyết liệt các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo tối đa an toàn lưới điện; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Sở: Công thương, Xây dựng, Tài nguyên & Môi trường và các địa phương tiến hành rà soát, thống kê kỹ lưỡng các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp vi phạm hành lang an toàn lưới điện, đề xuất giải pháp xử lý; phối hợp với chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và đơn vị thi công các công trình bảo đảm thi công an toàn, không đào, xúc khu vực chân cột điện, chạm vào đường điện trên cao và ngầm hóa dưới đất. Đồng thời phối hợp với Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tăng cường thời lượng tuyên truyền, xây dựng thêm các chuyên trang, chuyên mục nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về nguy cơ mất an toàn lưới cũng như hậu quả của hành vi vi phạm hành lang lưới điện.

Để chấn chỉnh tình trạng vi phạm từ các công trình xây dựng, UBND tỉnh sẽ có văn bản yêu cầu các chủ đầu tư công trình do cấp tỉnh quản lý phải báo cáo chính quyền địa phương khi thực hiện; đồng thời yêu cầu đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm bảo đảm thi công không ảnh hưởng đến hành lang lưới điện cao áp.

Các huyện khi thực hiện cấp đất, từ hành lang an toàn lưới điện trở ra trong phạm vi 5 m phải lấy ý kiến của cơ quan quản lý điện trên địa bàn. Ngành điện cũng chủ động xây dựng, ký kết các kế hoạch và triển khai tuyên truyền về bảo đảm an toàn hàng lang điện với các địa phương.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]