(Baothanhhoa.vn) - Thông tin Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đang cân nhắc về số đội tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh (48 đội): Thay vì ở World Cup 2026 như dự kiến, sẽ đẩy sớm lên tới 4 năm (tức có khả năng sẽ áp dụng World Cup 2022) đã và đang thu hút sự chú ý của đông đảo người hâm mộ cả nước. Không ít người lạc quan tin rằng đây chính là cơ hội lớn để Đội tuyển Việt Nam hiện thực hóa “giấc mơ Phù Đổng”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giấc mơ World Cup của đội tuyển Việt Nam

Vẫn là… chuyện ở thì tương lai!

Vẫn là… chuyện ở thì tương lai!

(Ảnh Minh họa)

Thông tin Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đang cân nhắc về số đội tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh (48 đội): Thay vì ở World Cup 2026 như dự kiến, sẽ đẩy sớm lên tới 4 năm (tức có khả năng sẽ áp dụng World Cup 2022) đã và đang thu hút sự chú ý của đông đảo người hâm mộ cả nước. Không ít người lạc quan tin rằng đây chính là cơ hội lớn để Đội tuyển Việt Nam hiện thực hóa “giấc mơ Phù Đổng”.

Sự lạc quan ấy đến từ yếu tố, trong năm qua, túc cầu giáo nước nhà (cả cấp độ U23 và Đội tuyển quốc gia) đã lần lượt góp mặt trong nhóm 2 đội đứng đầu châu lục (giải U23 châu Á năm 2018), top 4 đội mạnh nhất (Asiad 2018) và mới đây là lọt tới Tứ kết Asian Cup 2019 (thuộc 8 đội dẫn đầu). Ở khía cạnh khác, nếu World Cup nâng số lượng lên 48, cũng có nghĩa châu Á sẽ được nâng số suất tham dự từ 5 lên 8,5 (nửa suất paly-off). Cứ theo lý mà suy thì 1 trong 8,5 suất này “mặc nhiên” sẽ thuộc về tập thể áo đỏ có ngôi sao vàng nơi ngực trái.

Chung suy nghĩ này, Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) Trần Quốc Tuấn đã hồ hởi đăng đàn, không ngừng đề cập đến “cơ hội vàng” của sân cỏ Việt. Theo lời ông Tuấn, “điều kiện cần” là một lứa cầu thủ giỏi chúng ta đã và đang sở hữu, còn “điều kiện đủ” chính là việc FIFA mở toang cánh cửa như đã đề cập.

Tuy nhiên, một thực tế ai cũng nhận thấy là “phép tính” này chỉ đúng ở góc độ… toán học. Còn trên sân cỏ, chẳng ai ngây thơ đến mức sử dụng “tính chất bắc cầu” cho quả bóng - vốn luôn tiềm ẩn không ít diễn biến khó lường. Đội tuyển Việt Nam góp mặt trong To 8 Asian Cup 2019 nhưng không có nghĩa chúng ta mạnh hơn Trung Quốc, Triều Tiên. Đó là chưa kể đến đội bóng xứ Chùa vàng - tập thể bị “knock-out” ngay tại vòng đấu loại trực tiếp (thành tích kém chúng ta) nhưng sự hơn - kém ấy cũng chỉ ở góc độ lý thuyết. Thậm chí, ngay trong “ao làng” Đông Nam Á, dù là nhà đương kim vô địch song chức vô địch AFF Cup 2018 cũng chẳng phải thước đo bất biến, chứng minh Việt Nam đã “ở chiếu trên” so với nhưng Indonesia, Malaysia, Singapore hay Philippines.

Cần phải nói thêm rằng, thành tích của thày trò huấn luyện viên Park Hang Seo trong năm 2018 (ở cả 3 giải đấu châu lục) có sự góp sức rất lớn của… thần may mắn. Thực tế là đội tuyển của chúng ta đã nhiều lần vượt qua đối thủ trên chấm luân lưu 11m (chia điểm sau thời gian thi đấu chính thức). Oái oăm thay, trên hành trình đến với World Cup, Liên đoàn bóng đá châu Á lại không áp dụng thể thức loại trực tiếp mà là thi đấu vòng tròn. Với cách tính điểm này, chúng ta không có cơ hội “kết liễu” đối thủ trên chấm phạt đền.

Nói cách khác, việc FIFA nâng số đội dự World Cup lên 48 mới chỉ có tác dụng “kéo” giấc mơ World Cup đến gần hơn với khán giả cả nước, chứ chưa thể xem đó là “cơ hội vàng” như khẳng định của ông Phó Chủ tịch VFF.

Chính HLV Park Hang Seo là người đã nhận thực rõ điều này khi tỏ ra rất thực tế, rằng: Để đến World Cup, Việt Nam cần đầu tư vào lứa... U10 thay vì đặt toàn bộ kỳ vọng vào những học trò của ông!

MẠNH HÀ


MẠNH HÀ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]