(Baothanhhoa.vn) - Mới đây, ban tổ chức môn bóng đá nam tại SEA Games 30 đã bất ngờ thay đổi điều lệ khi chính thức ra thông báo: Các đội sẽ thi đấu trên sân cỏ nhân tạo! Đây được xem là trở ngại rất lớn cho thầy trò HLV Park Hang Seo bởi đội tuyển của chúng ta hiếm khi phải thi đấu ở mặt sân này. Bên cạnh đó, nước chủ nhà (Philippines) cũng hạn chế số cầu thủ được đăng ký: Chỉ 20 người, thay vì 22 như thường lệ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trước thềm SEA Games 30:

U22 Việt Nam sẽ vượt qua thách thức từ sân cỏ nhân tạo!

U22 Việt Nam sẽ vượt qua thách thức từ sân cỏ nhân tạo!

(Ảnh minh họa)

Mới đây, ban tổ chức môn bóng đá nam tại SEA Games 30 đã bất ngờ thay đổi điều lệ khi chính thức ra thông báo: Các đội sẽ thi đấu trên sân cỏ nhân tạo! Đây được xem là trở ngại rất lớn cho thầy trò HLV Park Hang Seo bởi đội tuyển của chúng ta hiếm khi phải thi đấu ở mặt sân này. Bên cạnh đó, nước chủ nhà (Philippines) cũng hạn chế số cầu thủ được đăng ký: Chỉ 20 người, thay vì 22 như thường lệ.

Nhìn nhận một cách khách quan thì chẳng riêng gì môn “thể thao vua”, tại các kỳ đại hội thể thao khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng rất nhiều nội dung được điều chỉnh quy chế, điều lệ theo hướng sao cho có lợi nhất đối với nước chủ nhà. Chẳng phải thế sao khi cách đây 2 năm, do sở hữu một lứa cầu thủ U22 đang vào độ chín nên Hội đồng Olympic Malaysia đã đệ trình lên Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á chủ trương điều chỉnh độ tuổi cầu thủ và được chấp thuận. Theo đó, thay vì sử dụng đội U23 như truyền thống, tại kỳ đại hội thể thao khu vực tổ chức ở quê hương của tòa tháp đôi Petronas nổi tiếng, các quốc gia phải cử những cầu thủ tham gia môn bóng đá có tuổi dưới 22. Đây chính là những biểu hiện rất đáng phê phán mà truyền thông, người hâm mộ gọi là “lệ làng” ở các kỳ SEA Games.

Tuy nhiên, trong quá khứ, Đoàn Thể thao Việt Nam đã nhiều lần giành thứ hạng cao nhất, bất chấp “tiểu xảo” của nước chủ nhà như nội dung Rowing tại SEA Games 2013. Biết thông tin các đội tuyển thường xuyên tập luyện trên các mặt hồ theo hướng gió “xuôi” hoặc “ngược” (chèo thuyền xuôi gió hoặc ngược gió), nước chủ nhà Myanmar đã bất ngờ ấn định địa điểm thi đấu tại hồ Hồ Ngalike Dam - ngoại ô thủ đô Nay Pyi Taw, nơi có gió rất to, lại thổi ngang thuyền.

Trước thực tế ấy, sau nhiều giờ nghiên cứu, Ban huấn luyện đội tuyển Rowing Việt Nam đã chỉ đạo VĐV điều chỉnh tư thế, “lùi chèo” về phía sau (giúp thuyền di chuyển với tần số cao hơn và giữ được nhịp) qua đó xuất sắc giành HCV với thành tích 8 phút 02 giây 96 (nhanh hơn gần 10 giây so với cặp VĐV nước chủ nhà).

Trở lại chuyện sân cỏ nhân tạo, theo phân tích của các chuyên gia, chơi bóng trên sân cỏ nhân tạo sẽ gặp không ít khó khăn, đặc biệt là ở khâu kiểm soát bóng. Quan trọng hơn, như đã nói, cầu thủ của chúng ta (và nhiều đội tuyển khác) rất hiếm khi được trải nghiệm ở mặt sân này nên chắc chắn sẽ rất khó thích nghi.

Điều đáng mừng là trước thay đổi từ Ban tổ chức, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vẫn giữ mục tiêu “Huy chương Vàng” đặt ra từ trước và không ngừng tìm giải pháp khắc phục. Theo khẳng định của Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh, hiện Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam đang sở hữu một sân cỏ nhân tạo đạt chuẩn Liên đoàn Bóng đá Thế giới và địa điểm này sẽ được ưu tiên cho đội U22 quốc gia tập luyện “bất cứ khi nào HLV Park Hang Seo và cầu thủ thấy cần thiết”. Ngoài ra, liên đoàn dự kiến sẽ đưa đội U22 sang Philippines sớm hơn so với kế hoạch ban đầu để quen với mặt sân.

Hy vọng là với sự chủ động điều chỉnh thời gian, địa điểm tập luyện (để không bỡ ngỡ với sân cỏ nhân tạo) từ VFF, U22 Việt Nam sẽ kịp thích nghi và có thể thi đấu với tất cả sức lực của mình.

MẠNH HÀ


MẠNH HÀ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]