(Baothanhhoa.vn) - Chủ trương tự chủ hóa các đơn vị sự nghiệp thể dục, thể thao (TDTT) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thí điểm triển khai từ năm 2012 với các đơn vị trực thuộc như khu liên hợp thể thao quốc gia, các trung tâm huấn luyện quốc gia và một số đơn vị khác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tự chủ hóa các đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao – xu thế tất yếu

Tự chủ hóa các đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao – xu thế tất yếu

Các em học sinh sôi nổi tham gia thi đấu tại sân bóng rổ thuộc Trung tâm Thể thao học đường TP Thanh Hóa.

Chủ trương tự chủ hóa các đơn vị sự nghiệp thể dục, thể thao (TDTT) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thí điểm triển khai từ năm 2012 với các đơn vị trực thuộc như khu liên hợp thể thao quốc gia, các trung tâm huấn luyện quốc gia và một số đơn vị khác.

Từ chỗ, các đơn vị trên được thụ hưởng 100% kinh phí hoạt động từ Nhà nước, thì sau hơn 5 năm, các đơn vị đã dần tăng được kinh phí tự chủ lên từ 15 đến 25%. Để làm được điều đó, các đơn vị đã không ngừng đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa, khai thác tối đa điều kiện về cơ sở vật chất và con người. Đây cũng là cách làm mà nhiều năm qua, các đơn vị sự nghiệp TDTT trên địa bàn một số tỉnh, thành phố đã áp dụng và triển khai rất hiệu quả như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương... Với nguồn kinh phí hỗ trợ hằng năm theo quy định là khá ít, trong khi yêu cầu, nhu cầu tổ chức các hoạt động, các giải đấu TDTT hiện nay là rất lớn và cấp thiết, nếu không có sự tự chủ và vận dụng sáng tạo, các đơn vị sự nghiệp TDTT khó có thể đẩy mạnh phong trào phát triển, nâng cao thành tích. Việc làm tốt công tác tự chủ hóa các đơn vị sự nghiệp TDTT chính là yếu tố giúp các đơn vị nói trên không chỉ dẫn đầu toàn quốc mà còn có sự đột phá ở đấu trường quốc tế. Đã đến lúc các đơn vị sự nghiệp TDTT bắt đầu làm quen với cơ chế tự chủ hóa, dần thoát khỏi cái áo khoác “bao cấp”.

Tại Thanh Hóa, dù chưa có chủ trương, nghị quyết nào của tỉnh về vấn đề này, tuy nhiên trên thực tế, nhiều đơn vị đã có sự vận dụng khá hiệu quả nhưng vẫn phù hợp, tuân thủ các quy định. Tiêu biểu như: Trung tâm TDTT TP Thanh Hóa, Trung tâm TDTT TP Sầm Sơn. Đây là 2 đơn vị đứng đầu toàn tỉnh về công tác xã hội hóa các hoạt động TDTT trong nhiều năm qua, mặc dù tình thế và hoàn cảnh lại khá trái ngược nhau. Trung tâm TDTT TP Thanh Hóa là đơn vị sự nghiệp được giao làm chuyên môn TDTT của TP Thanh Hóa, tuy nhiên từ năm 2012 đến nay, do điều chỉnh quy hoạch, trung tâm không còn nhà thi đấu. Trong khi đó, yêu cầu cấp thiết về việc đẩy mạnh các hoạt động, tổ chức thi đấu TDTT ngày càng cao. Trước thực tế đó, trung tâm đã có sự vận dụng sáng tạo trong các hoạt động của mình. Không trông chờ vào nguồn ngân sách của Nhà nước, trung tâm vẫn tiếp tục duy trì tốt hoạt động, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa. Trong tình thế phải đi mượn các địa điểm thi đấu, nhưng các giải đấu thể thao cấp Trung ương, cấp tỉnh do trung tâm đăng cai tổ chức luôn được đánh giá cao. Ngoài ra, trung tâm duy trì tổ chức hàng chục lớp thể thao cho học sinh, trẻ em; tổ chức nhiều giải thể thao cho người dân trên địa bàn, cũng như làm công tác huấn luyện vận động viên cho TP Thanh Hóa; kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức thiết lập cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu mới của phong trào TDTT hiện nay. Ước tính nguồn kinh phí xã hội hóa cho hoạt động TDTT mà trung tâm đảm nhiệm lên tới hàng tỷ đồng/năm. Điều quan trọng nhất đó là, trong lúc khó khăn về cơ sở vật chất nhưng trung tâm vẫn bảo đảm rất tốt mọi hoạt động TDTT trên địa bàn, góp công lớn vào vị trí số 1 toàn tỉnh về TDTT mà TP Thanh Hóa đã duy trì nhiều năm qua. Sự tự chủ, việc vận dụng sáng tạo đã giúp trung tâm TDTT TP Thanh Hóa có được đội ngũ cán bộ khá dồi dào. Theo quy định, trung tâm chỉ được biên chế 5 người nhưng hiện tại có gần 10 cán bộ hợp đồng và hàng chục cộng tác viên (các bộ môn thể thao). Nếu không có sự tự chủ, vận dụng phù hợp, việc duy trì ổn định đội ngũ cán bộ của trung tâm gặp rất nhiều khó khăn. Với kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động TDTT của Nhà nước theo quy định là từ 200 đến 300 triệu đồng/năm, nếu không làm tốt công tác xã hội hóa, sẽ không có những giải đấu thể thao thường xuyên tổ chức trong năm. Trung tâm cũng đã tạo sự liên kết với nhiều “mạnh thường quân” đồng hành thường xuyên với các hoạt động TDTT của TP Thanh Hóa.

Từ nhiều năm nay, Trung tâm TDTT Sầm Sơn vừa làm tốt công tác xã hội hóa TDTT, vừa phát huy hiệu quả cơ sở vật chất hiện có trên địa bàn. Con người và kinh phí eo hẹp nhưng với đặc thù là đơn vị sự nghiệp TDTT của một thành phố du lịch biển, Trung tâm TDTT TP Sầm Sơn chọn các hoạt động TDTT phù hợp để duy trì tổ chức, triển khai hàng năm. Các giải thể thao từ cấp quốc gia, cấp tỉnh hay cấp thành phố, nhiều năm qua, phần lớn các giải này đều được tổ chức theo hình thức xã hội hóa, huy động các nguồn lực tài trợ kinh phí từ tổ chức, giải thưởng. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã liên tục đồng hành với các hoạt động TDTT trên địa bàn, tạo ra sự sôi động và phát triển cho phong trào, đồng thời cũng kích cầu phát triển du lịch của TP Sầm Sơn. Nếu so sánh về điều kiện, các đơn vị sự nghiệp TDTT tại các huyện, thị xã khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn gặp khó khăn hơn rất nhiều và chủ yếu vẫn phải dựa vào nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cho các hoạt động TDTT. Vấn đề tự chủ đối với các đơn vị nói trên chắc chắn sẽ rất khó khăn, nhất là trong định hướng sáp nhập các đơn vị văn hóa – TDTT hiện nay. Kinh phí cho tổng thể các hoạt động văn hóa, TDTT ở cấp huyện hiện nay tối đa chỉ từ 200 đến 300 triệu đồng/năm là khá eo hẹp, công tác xã hội hóa còn hạn chế, vì vậy nhiều đơn vị chỉ làm “tròn vai” nhiệm vụ được giao, mà chưa có sự đổi mới, đột phá và vận dụng để dần tự chủ. Trong khi đó, nhu cầu luyện tập TDTT của người dân ở khu vực nông thôn, miền núi cũng ngày càng tăng cao. Hoạt động của nhiều đơn vị sự nghiệp TDTT ở một số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Qua trao đổi, lãnh đạo Phòng Quản lý TDTT (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch); lãnh đạo một số đơn vị sự nghiệp TDTT đều đồng tình với định hướng tự chủ hóa các đơn vị sự nghiệp TDTT. Tuy vậy, để làm được điều đó cần có hành lang pháp lý, có cơ chế vận dụng hiệu quả, phù hợp, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật và phát huy tối đa các điều kiện về cơ sở vật chất, con người. Mục tiêu đến năm 2025, các đơn vị sự nghiệp TDTT sẽ tự chủ được ít nhất 30% kinh phí hoạt động. Các đơn vị được sử dụng cơ sở vật chất, quỹ đất của mình thực hiện liên doanh, liên kết nhằm huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân nhằm phát triển văn hóa, thể thao và du lịch. Công tác xã hội hóa huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động TDTT cho người dân, tổ chức các giải đấu TDTT chính là chìa khóa để các đơn vị sự nghiệp bắt đầu quá trình tự chủ hóa – xu thế phát triển hiện nay.

Mạnh Cường


Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]